trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về người ở và đi trong bài thơ Việt Bắc

Trung Tâm Gia Sư Biên Hòa thấy rằng Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ của ông như tiếng chim gọi đàn, là tiếng kèn tập hợp. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Tố Hữu đã kiên định cho mình một con đường, một phong cách mà trong đó, “Việt Bắc” như một tác phẩm đỉnh cao của ông và là một tác phẩm xuất sắc của nên văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được sáng tác năm 1954 khi Tố Hữu rời Việt Bắc để về thủ đô Hà Nội.
Bài thơ “Việt Bắc: của Tố Hữu có kết cấu theo lối hát đối đáp trao duyên của ca dao dân ca. Đó là cuộc đối thoại tưởng tượng giữa “mình” và “ta”. Với lối kết cấu này, Tố Hữu đã chọn cho mình góc nhìn trong bài thơ là góc nhìn tình yêu đôi lứa để thể hiện tình cảm cách mạng. Không chỉ vậy, đây còn là lối kết cấu độc đáo, tạo nên sự gần gũi, thân quen với người đọc đồng thời dễ dàng bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong lòng tác giả chất chứa bấy lâu nay.
Trung Tâm Gia Sư ở Biên Hòa cho rằng trong cuộc chia tay Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội, Tố Hữu để Việt Bắc lên tiếng trước, điều này rất phù hợp với quy luật tâm lý, người ở lại thường có nhiều suy nghĩ, trăn trở hơn người ra đi. Đoạn thơ sau đây là nỗi lòng dằng xé, đầy nhớ nhung của người ở lại dành cho người ra đi, bịn rịn, quyến luyến, không muốn rời xa.
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.”

gia-su-tai-bien-hoa-chia-se-anh-chuoi-rung-viet-bac

Gia Sư Tại Biên Hòa chia sẻ ảnh cây chuối rừng Việt Bắc

    Trong lời Việt Bắc nói thì tất cả câu lục đều là câu hỏi:”Mình về mình có nhớ ta?”, “Mình về, có nhớ chiến khu?”, “Mình đi, có nhớ những nhà?”…

Việt Bắc chỉ hỏi một câu duy nhất là: người cán bộ về xuôi rồi có nhớ Việt Bắc không?
    Câu lục hỏi thì câu bát gợi kỉ niệm tạo nên cấu trúc song hành, góp phần làm nên giọng điệu tha thiết của bài thơ. Nhớ Việt Bắc là nhớ “mười lăm năm thiết tha mặn nồng”, là những tháng ngày gian khổ, là nhớ những con người của Việt Bắc, những ngôi nhà Việt Bắc “hắt hiu lau xám” nhưng tấm lòng son sắc với Cách mạng. Chung quy lại, nhớ Việt Bắc là nhớ nguồn vì Việt Bắc là “quê hương cách mạng”, là “thủ đô gió ngàn”.
“Mình đi mình có nhớ mình”
    Gia Sư Tại Biên Hòa nhận thấy đây là môt trong những câu thơ hay nhất của bài thơ, linh hồn nằm ở ba chữ “mình”. Ở những câu lục khác , Việt Bắc hỏi người cán bộ về xuôi rồi có nhớ Việt Bắc không, nhưng ở câu này Việt Bắc lại hỏi khác: người cán bộ về xuôi rồi có nhớ chính bản thân mình không? Lời hỏi của người ở lại làm người ra đi phải trăn trở, suy ngẫm. Đại từ “mình” trong câu thơ trên là sự chuyển hóa hiện đại mà ca dao không có, đại từ “mình” thứ nhất và thứ hai là ở ngôi thứ hai, chữ “mình” thứ ba chuyển háo thành ngôi thứ nhất.
    Bằng nghệ thuật thơ hát đối đáp trao duyên, ẩn dụ Việt Bắc với biết bao điều ở đó và khai thác triệt để thế mạnh của thơ lục bát đã giúp đoạn thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.

gia-su-tai-bien-hoa-chia-se-anh-con-nguoi-viet-bac
  Việt Bắc chính là quê hương chung của mọi người, là cội nguồn cách mạng làm nên thắng lợi của dân tộc. Những câu thơ lục bát vừa hỏi vừa gợi kỉ niệm nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn ân tình, thủy chung cùng Cách mạng. Có lẽ chính vì thế mà bài thơ “Việt Bắc” nói riêng, thơ Tố Hữu nói chung luôn chiếm lĩnh và dành một vị trí nhất định, khó thể quên trong lòng người đọc. Bởi lẽ, tìm đến thơ ông như tìm về cội nguồn quê hương để được yêu thương, được che chở và để tiếp thêm sức mạnh trên con đường phía trước trong vai trò là những công dân mới với nhiều trách nhiệm trong dựng xây và phát triển đất nước.

gia-su-o-bien-hoa-dong-nai

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

cảm nhận của anh/chỉ về tâm trạng kẻ ở người đi trong bài thơ việt bắc

cảm nhận của anh chị về đoạn thơ "mình về mình có nhớ ta.......cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người việt bắc đoạn thơ ta về, mình có nhớ ta

Em hay nhận xét tình cảm của tác giả dành cho Việt Bắc được thể hiện qua đoạn trích

Cảm nhận của anh chỉ về bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc Ta với mình, mình với ta

Cảm nhận bài thơ Việt Bắc khổ 1

Cảm nhận của ánh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về nỗi nhớ trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về khổ 9 trong bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc: nhớ người yêu

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc đoạn 1

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc 8 câu đầu

Cảm nhận bài thơ Việt Bắc khổ 2

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ Việt Bắc

Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc: Nhớ gì như nhớ người yêu

Xem thêm: cảm nhận về con người nhà văn Nguyễn Tuân
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo