trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận về phần hai của bài thơ Nói Với Con

Gia Sư Trí Đức Biên Hòa thấy rằng Y Phương là nhà thơ  người dân tộc Tày, thơ của ông thể hiện một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Nói tới tình đồng bào sâu sắc thì người ta lại nghĩ tới “Nói với con” của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước đã hoàn toàn thống  nhất.
Nếu phần đầu bài thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng và tình yêu cao cả mà cha mẹ dành cho con thì phần hai bài thơ lại nói về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.”

gia-su-tri-duc-bien-hoa-chia-se-anh-cha-con-gai

Gia Sư Trí Đức Biên Hòa chia sẻ ảnh cha và con gái

Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị tài hoa trong lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước. Ở đoạn thơ này nhà thơ dùng “thương lắm” thay cho “yêu lắm” bởi sau từ “thương” đó là những nỗi vất vả , gian khó của con người quê hương. Qua đó người cha biệu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng với ý chí mà người đồng mình đang trải qua. Tác giả đã dùng cái cao vời của trời để do nỗi buồn, dùng cái xa xăm của đất để đo ý chí con người. Qua đó thấy được cuộc sống của người đồng mình tuy còn nhiều nỗi buồn nhưng họ luôn có một nghị lực lớn và một niềm tin vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Người đồng mình dù sống trong gian khổ nhưng vẫn thủy chung gắn bó với quê hương:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung lũng không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.”
Gia Sư Biên Hòa thấy rằng khổ thơ sử dụng phép liệt kê những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”; thành ngữ dân gian: lên thác xuống ghềnh ; điệp ngữ “sông”, “không chê” và phép so sánh “sống như sông như suối” để nói lên rằng người đồng mình có thể nghèo nàn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Họ chấp nhận và thủy chung gắn bó với quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo thế nào. TÌnh yêu của họ trong trẻo và dạt dào như con suối, con sông vậy.
Phẩm chất của người đồng mình còn được người cha qua cách nói đối lập và tả thực:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
Gia Sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng sự tương phản ở hai câu thơ đầu đã tôn lên tầm vóc của ý chí người đồng mình, họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí. Ở hai câu sau với ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, tác giả đã miêu tả người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc đã xây dung đất nước giàu mạnh như ngày nay còn quê hương thì làm điệm tựa tinh thần và phong tục tập quán để nâng đỡ cho ý chí của con người. Hai bên cùng nâng đỡ cho nhau.

gia-su-tri-duc-bien-hoa-chia-se-anh-vo-ve-con

Gia Sư Trí Đức Biên Hòa chia sẻ ảnh bố động viên con trai

Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời dặn dò, người cha như muốn đặt niềm hy vọng vào đứa con yêu của mình:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Gia Sư ở Biên Hòa thấy rằng trong hành trang của người lên đường không thể thiếu một thứ là ý chí. Lời dặn của cha thật mộc mạc nhưng rất thấm thía. Cha hy vọng con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời và tiếp nối truyền thống cha ông. Hai tiếng “nghe con” lắng đọng bao cảm xúc ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con.
“Nói với con” của nhà thơ Y Phương là bài thơ miêu tả tình cảm gia đình và tình yêu đất nước sâu sắc. Đọc bài thơ ta như tìm thấy một phần tình cảm của mình với quê hương ở đâu đó và nhận thấy được tình yêu da diết, mộc mạc của tác giả cũng như những người dân miền núi. Gia đình – chính là nguồn động lực bền vững, là điểm tựa yêu thương và là tổ ấm để chúng ta tìm về sau những tháng ngày bon chen, làm việc vất vả ngoài xã hội. Bài thơ như lời nhắn nhủ, chân thành và sâu sắc với mỗi người: hãy dành nhiều thời gian cho gia đình.

gia-su-day-tieng-anh-o-bien-hoa

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Cảm nhận khổ 2 bài Nói với con

Liên hệ mở rộng bài Nói với con khổ 2

Cảm nhận về bài thơ Nói với con khổ 1

Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Nói với con

Mở bài Nói với con khổ 2

Kết bài Nói với con khổ 2

Khổ 2 bài Nói với con

Cảm nhận khổ 3 bài Nói với con

Cảm nhận khổ 2 và 3 bài Nói với con

Cảm nhận khổ thơ cuối bài Nói với con

Cảm nhận Nói với con

Dàn ý khổ cuối bài thơ Nói với con

Bài thơ Nói với con

Liên hệ mở rộng bài Nói với con

Khổ 2 Nói với con

Cảm nhận khổ 2 Nói với con

Biện pháp tu từ khổ 2 Nói với con

Cảm nhận khổ 3 Nói với con

Xem thêm: cảm nhận về truyện ngắn của Nguyễn Thi


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo