trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến

Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai viết “Tây Tiến”, Quang Dũng muốn thể hiện nỗi nhớ của mình với đồng đội thân quen.

Nỗi nhớ ấy đã được hình thành và kết tinh thành hình tượng người lính Tây Tiến không chỉ lãng mạn mà còn rất bi tráng. Ở họ chói ngời lí tưởng cao cả: vì nước vì dân sẵn sàng hi sinh thân mình. Họ sẵn sàng hiến dâng cả tuổi trẻ tươi đẹp, đầy ý nghĩa của riêng mình – “đời xanh” để xung phong ra trận. Câu thơ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” diễn tả đầy khẩu khí, thể hiện khát vọng ra đi, dâng hiến của người lính. Ước vọng ấy đã kết tụ thành tinh thần của toàn dân tộc, hào khí của cả thời đại anh hùng, kết tinh tráng sĩ chinh phu ngàn đời xưa: “Tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn.” Đó chính là tinh thần bất khuất, hừng hực khí thế mà ta có thể bắt gặp trong những dòng thơ sau:
“Dù phải chết, chết một thời trai trẻ
Liện thân tàn bằng một mảnh chiếu con.”
(Tố Hữu)
“Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa.”
(Tố Hữu)
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Là có sá chi đâu ngày trở về…”
(Phạm Tiến Duật)

gia-su-tai-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-linh-chien-dau

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai cho rằng sự hi sinh của người lính Tây Tiến gây xúc động mạnh và gợi cảm xúc bi tráng.

Vì đất nước, vì dân tộc độc lập, tự do, hạnh phúc, họ sẵn sàng xả thân, quên đi lợi ích cá nhân để nêu cao nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân. Đó là chí khí bất khuất, là biểu hiện cao đẹp nhất của tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt trong sâu thẳm trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Nó chính là “những làn sóng” mạnh mẽ mà Hồ Chủ Tịch đã từng nhắc tới khi viết về dân tộc Việt Nam. Từ láy “rải rác” kết hợp với thủ pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh đến sự cô đơn, lẻ loi của họ giữa chiến trường đầy bom đạn hủy diệt. Nơi ấy là “biên cương, viễn xứ” – những vùng đất xa xôi, hoang vắng. Lời thơ chất chứa sự xúc động và xót thương. Thủ pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” được sử dụng rất đắc địa. Sự ra đi của họ thật nhẹ hàng, thanh thản nhưng thực chất là về với đất mẹ.
“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng.”
(“Ngày về” – Chính Hữu)
“Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn.”
(Hoàng Lộc)
Hình ảnh “áo bào” là sự mĩ lệ hóa hiện thực để giám bớt đau thương. Giọng thơ nhẹ nhàng như kìm nén nỗi đau, nuốt nước mắt vào trong. Để rồi khi cảm xúc dồn nén quá lâu đã trở thành tiếng “gầm” lên đầy dữ dội của dòng sông Mã, của đất trời Tây Bắc. Đó chính là biểu hiện của nỗi đau đớn, dữ dội cũng là lời tiễn đưa của thiên nhiên, con người, đã truyền cảm hứng bi tráng. “Khúc độc hành” như một cái cùi đầu, đầy ngưỡng mộ, trân trọng trước sự ra đi của những người lính anh hùng. Đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt đã tạo nên vẻ cổ kính, thiên liêu làm giảm bớt sự đau thương dồn nén. Nó như lời tưởng niệm của người ở lại dành cho những người đã khuất, của thế hệ hiện tại dành cho thế hệ đi trước – hi sinh hết mình vì tổ quốc dân tộc thương yêu. Lời thơ nhẹ nhàng mà chứa đựng cảm xúc sâu nặng làm xúc động mạnh trong lòng người đọc.

trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-linh-nhap-ngu
Gia sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng bằng bút pháp lãng mạn và cảm xúc bi tráng, nhà thơ Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài vĩ đại về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa, bất tử với thời gian. Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ là một tượng đài bất tử về người lính vô danh”. (Giáo sư Phong Lan) Tóm lại, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng xứng đáng với lời nhận xét của giáo sư Phong Lê: “Tây Tiến” là đứa con đầu lòng hào hoa mà tráng kiện không phải chỉ của riêng Quang Dũng mà còn là của cả nền thơ kháng chiến.” Bài thơ sẽ mãi mãi giữ vị trí quan trọng trong nền văn chương Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim của những người dân yêu nước luôn hướng về tổ quốc thân yêu.

trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-dong-nai

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến binh luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này

Dàn ý hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ 3

Dàn ý cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến

Vẻ đẹp người lính Tây Tiến

Cảm nhận về sự hy sinh của người lính Tây Tiến

Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 1

Hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ 1

Xem thêm: cảm nhận vẻ đẹp tây bắc và tình quân dân


 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo