trung tâm gia sư biên hòa

Dạy kèm tại Biên Hòa nói về Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

Gia sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng đối với con người mà nói, quê hương là một cái gì đó dù không định nghĩa được nhưng ta lại luôn có cảm giác thân thuộc, gần gũi như cha, như mẹ mình vậy, là nơi đi xa thì nhớ da diết, muốn quay về, muốn nắm lấy từng nắm đất quê hương mà hít hà cho vơi đi nỗi nhớ đang chực trào. Đối với Nguyễn Trãi có lẽ cũng không phải ngoại lệ, Côn Sơn đối với ông như một dòng máu nhỏ đầy yêu thương luôn chảy suốt đêm ngày không ngừng nghỉ trong huyết quản của người con Hải Dương này.

day-kem-tai-bien-hoa-chia-se-anh-thac-nuoc-o-con-son

Dạy kèm tại Biên Hòa chia sẻ ảnh thác nước ở Côn Sơn

Côn Sơn với Nguyễn Trãi mà nói là người thân, là quê hương, là hiện tại, là quá khứ, là những gì thân thuộc, đẹp đẽ nhất. Chính vì thế mà địa danh này xuất hiện trong thơ ông với tần suất lớn, tưởng như một lời tri ân sâu sắc của một người con gửi đến cha mẹ mình.
    Dạy kèm tại Biên Hòa thấy rằng Côn Sơn trong ông là một vùng đất sơn thủy hữu tình, đẹp đẽ và thơ mộng, là núi non trùng điệp xanh một màu như ngọc bích, là nước trong vắt như pha lê sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, là tiếng chim hót như tiếng hát, là hoa hòe tỏa hương thơm ngào ngạt như ướp hương, cảnh đẹp đến độ  làm nao lòng ông mỗi lần đối cảnh:
    “ Khuê bích thiên trùng khai điệp nghiễn
    Pha lê vạn khoanh dạng tình ba
    Quản huyền tào tạp lâm biên điểu
    La ỉ phương phân ổ lý hoa”
            ( Hí đề)
    Có những lúc ông thả hồn mình vào thiên nhiên, như ở địa danh động Thanh Hư, nơi có muôn ngàn cây trúc xanh tỏa bóng mát quanh năm, là thác nước trắng xóa mang lại cảm giác mát lành cho con người, cho vạn vật, là dòng sông trong phản ánh trăng tỏa sáng khắp vùng, là nơi ông tha hồ mơ những giấc mơ đẹp, những giấc mộng mang tính lịch sử.
    “ Thanh Hư động lý trúc thiên can
    Phi bộc phi phi lạc kính hàn
    Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy
    Mộng kỳ hoàng hạc thượng tiên đàn”
            ( Mông sơn trung)

Trung Tâm gia sư ở Biên Hòa cho rằng Côn Sơn không những là nơi cảnh đẹp nức lòng người, mà cuộc sống ở đây cũng cực kì dân dã, giản dị. Là nơi ta có thể đặt bừa lưng ở một hòn đá nào đó để nghỉ trưa, hòa mình vào sắc xanh của rêu, của nước, của cây rừng. Là nơi chỉ cần vào rừng là có những loại rau phục vụ cho cuộc sống của người nông phu, hơn hết, đây là nơi Nguyễn Trãi chọn để tạm lánh đi những thị phi, xô bồ của cuộc sống quan trường. Nơi mà ông dã chấp nhận từ bỏ tất cả chỉ vì những toan tính, đố kị, ích kỉ của lòng kẻ tiểu nhân.

gia-su-hoc-mai-bien-hoa

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Nguyễn Trãi, Côn Sơn ca

Côn Sơn ca của ái

Côn Sơn ca Wikipedia

Côn Sơn ca nội dung

Côn Sơn ca sáng tác năm nào

Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Bài ca Côn Sơn được dịch sáng thể thơ nào

Đọc hiểu văn bản: Bài ca Côn Sơn

Xem thêm: cây ăn quả trong thơ Nguyễn Trãi

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo