Nội dung
Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở Hà Nội, ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của nên văn xuôi Việt Nam hiện đại, ông còn là một nhà văn hóa lớn. Ông phục vụ đất nước và dân tộc trên cương vị là một nhà văn.
Con người của Nguyễn Tuân có những đặc điểm sau:
Ông là nhà tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cao. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng, ông yêu những giá trị văn hóa cổ truyền như thú chơi tao nhã (uống trà, nhâm rượu, chơi chữ, đọc sách…), nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, điệu hò Quảng Trị, hò Nam Bộ…
Ông viết văn để khẳng định cá tính độc đáo của mình và cũng là người thích đi đây đi đó để khám phá, mở rộng tầm mắt. Ông gọi đó là thay đổi thực đơn cho giác quan (chủ nghĩa xê dịch).
Tiếp đó, Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa uyên bác vì ngoài văn chương ra, ông còn am hiểu nhiều ngành văn hóa khác. Ông là diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là diễn viên kịch nói có hạn.
Cuối cùng, Nguyễn Tuân là nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình, Theo ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc và khổ hạnh. Khi viết văn phải huy động đầy đủ năm giác quan: mắt có vai trò cầm trịch, soi xuống chữ ; tai thì lắng nghe ; mũi ngửi ; lưỡi nếm và tay phải sờ để xem nên đẹo gọt cho câu văn mềm mại hay xù xì rồi đem cho người ta thưởng thức. Văn học cũng chính là nhân học.
Người ngông trước hết phải là người có tài, có nhân cách và muốn khẳng định tài năng của mình. Cái ngông trong văn của Nguyễn Tuân vừa kế thừa các nhà văn thuộc thế hệ trước (Nguyễn Du, Tản Đà…) vừa có nét rất riêng:
Thứ nhất, nhân vật của Nguyễn Tuân là những người tài hoa trong nghề nghiệp của họ: con ong nghệ sĩ, tử tù nghệ sĩ, người lái đò nghệ sĩ…
Thứ hai, Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên nhưng ông không thích những vẻ đẹp bằng phẳng, thơ mộng mà ông có cảm hứng đặc biệt với những cảnh sắc khốc liệt hoặc đẹp tuyệt đỉnh, hùng vĩ.
Thứ ba, Nguyễn Tuân có vốn ngôn ngữ phong phú, ông thoải mái sử dụng vốn liếng giàu có ấy để viết nên những câu văn biết “co duỗi”. Nguyễn Tuân cũng có đóng góp lớn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ dân tộc.
Con người ông sống phóng khoáng, tài hoa, uyên bác, am hiểu nhiều nền văn chương và nghệ thuật. Những điều đó đáp ứng được yêu cầu của thể tùy bút, một thể văn tự do, phóng khoáng, hầu như không có tính quy phạm chặt chẽ và đòi hỏi người viết có cái nhìn uyên bác.
Nói tóm lại, Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa về người nghệ sĩ: văn chương phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, nghĩa là phải có sự độc đáo và phong cách riêng. Do vậy, để hiểu văn của Nguyễn Tuân đòi hỏi ở người đọc cũng phải có tâm hồn và một độ am hiểu nhất định. Đó chính là cái thú vị mà người đọc tìm đến với ông.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: Bài văn tả mẹ lớp 7 hay nhất