trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư tại Biên Hòa nói về cái nghèo trong thơ Nguyễn Khuyến

 Sống trên đời này tôi thường nghe con người ta bảo nhau rằng giàu nghèo có số, có lẽ đúng như vậy, người ta chẳng ai muốn sống trong cảnh nghèo khó, những cũng không thể muốn giàu là giàu được. Thế nhưng đất Việt ta xưa có biết bao Nho sĩ vì bất mãn với triều đình, với cuộc sống hiện tại mà từ bỏ vinh hoa, phú quý, trở về với cuộc sống giản đơn bên nếp nhà tranh, cánh đồng vàng, và ông Nguyễn Khuyến cũng là một hình mẫu như vậy, ông từ bỏ hết quan phục, về quê làm bạn với thiên nhiên, cây cỏ, và làm bạn với cái nghèo.

Gia sư tại Biên Hòa thấy rằng trong thơ Nguyễn Khuyến ta không ít lần bắt gặp những câu thơ nói về cái nghèo của ông, điển hình là bài thơ “Than nợ”

gia su o bien hoa quan niem giau ngheo
“Quản chi công nợ có là bao
Nay đã nên to đến thế nào
Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bảy tính nhiều sao
Ra đường kẻ cả dừng chân hỏi
Vào cửa người sang ngửa mặt chào
Quyết chí phen này trang trải sạch
Cho đời rõ mặt cái thằng tao”
Nguyễn Khuyến thật sự đã thành một lão nông như bao người khác, cũng bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần, mà nợ này ngày càng chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con, đến độ tác giả phải than, phải kêu lên, tác giả cũng biết được thái độ của kẻ cả, và tâm trạng của mình khi bị đòi nợ, ấy thế mới có câu cuối đầy quyết tâm “ Quyết chí phen này trang trải sach, cho đời rõ mặt cái thằng tao”.
Ông còn có hẳn một bài “Than nghèo”, thể hiện sự bất lực của Nguyễn Khuyến trước hoàn cảnh túng nghèo của người quân tử, chí lớn nhưng bất lực:
“Chẳng khôn cũng biết một hai điều
Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo
Danh giá dường này không nhẽ bán
Nhân duyên đến thế hay còn theo
Tấm lòng nhi nữ không là mấy
Bực chí anh hùng lúc túng tiêu
Có lẽ phong trần đâu thế mãi
Chốn này tình phụ, chốn kia yêu”
gia su bien hoa noi ve cai ngheo

Gia sư tại Biên Hòa chia sẻ cảnh đẹp đồng quê

Nghèo là vậy, nhưng Nguyễn Khuyến luôn luôn giữ được thái độ lạc quan, yêu dời, yêu cuộc sống mà mình đã lựa chọn, ta có thể thấy được điều đó qua bài thơ “Thu ẩm”
“Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu rằng tiếng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè”
Dù trong hoàn cảnh nào ta cũng thấy một hình ảnh Nguyễn Khuyến ung dung, tự tại, tự hài lòng với cuộc sống, cộng với tình yêu đất nước, quê hương tha thiết đã tạo ra một nét riêng cho thơ của ông
tim-lop-day-kem-bien-hoa
 
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Nguyễn Khuyến la nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Chứng minh nhận định Nguyễn Khuyến la nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Một số nhận định về tác giả Nguyễn Khuyến

Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến

Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến la nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Chùm thơ Nguyễn Khuyến

Đọc thơ Nguyễn Khuyến

Thơ Nguyễn Khuyến

Xem thêm: hình ảnh sư thầy trong thơ Nguyễn Khuyến
 
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo