Nội dung
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa xin giới thiệu: Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Đông, Hà Nội. Chị có một cuộc đời khá bất hạnh: ngay từ nhỏ đã thiếu thốn tình thương của mẹ, lớn lên lại đổ vỡ trong hôn nhân. Phải chăng vì thế mà trong thơ Xuân Quỳnh lúc nào cũng tràn ngập khát khao hạnh phúc giản dị đời thường với nhiều lo âu và trăn trở? Chị là một người phụ nữ đa tài, vừa là diễn viên múa, vừa làm báo, biên tập viên và làm thơ.
Xuân Quỳnh được mệnh danh là một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất. Tình yêu là một trong hai đề tài chính trong thơ chị. Thơ tình Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt táo bạo, vừa dịu dàng tha thiết; vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư; thể hiện khát vọng yêu mãnh liệt vừa gắn liền với cảm thức lo âu về sự biến suy phai bạc của con người và cuộc đời. Thơ chị mang đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn luôn da diết về khát vọng hạnh phúc đời thương, đầy hồn hậu và chân thực. Chẳng thế mà, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn từng nhận xét: “Có lẽ thế, thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời.”
Chị được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.
Các tác phẩm chính: Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, Nhà xuất bản Văn học, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968); Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974); Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989); Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994); Hát với con tàu; Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung)…Trong đó, “Sóng” là bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh.
Tác phẩm “Sóng” ra đời vào năm 1967 và được trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thời điểm sáng tác bài thơ là chính là lúc diễn ra đỉnh cao của cuộc chiến tranh ác liệt. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Vào một đêm cuối năm, đứng trước cái mênh mông của thời gian, không gian, con người cảm thấy nhỏ bé, khát khao được nâng đỡ tâm hồn.
Bài thơ “Sóng” viết về đề tài tình yêu. Đây là đề tài quên thuộc của văn chương, thi ca muôn thuở. Xưa có những bài ca dao như:
“Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dung thế này?”
Tuy nhiên, “bình mới rượu cũ”, tác giả thể hiện cảm xúc, nghĩ suy của cá nhân mình về vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của tình yêu đôi lứa.
Đó cũng chính là sóng tình, là những cung bậc trong cảm xúc trái tim của người con gái đang say trong mem tình yêu. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc thường được dùng dể diễn tả tình yêu trong thơ ca xưa nay. Có thể kể đến những bài thơ tình có bóng dáng của hình ảnh những con sóng như: Biển (Xuân Diệu); Thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa); “Nửa đêm khuya nằm lắng sóng nhớ em” (Chế Lan Viên); “Sóng tình dường đã xiêu xiêu – Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” (Truyện Kiều – Nguyễn Du); Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)….Chỉ có cái mênh mông của biển, cái dào dạt của sóng mới diễn tả được hết các cung bậc cảm xúc của tình yêu trong trái tim của con người.
Với những đặc sắc về âm điệu, kết cấu, hình ảnh gợi cảm; sử dụng nhiều phép ẩn dụ, hoán dụ; nhiều câu thơ trùng điệp, bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã diễn tả sâu sắc những cung bậc tình cảm của sóng cũng như của tâm hồn người con gái trong tình yêu và thông qua đó đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp riêng của người con gái đang say trong hơi mem tình ái. Họ dịu dàng, nữ tính, thủy chung, vị tha, giàu đức hi sinh mà con rất bản lĩnh, chủ động, táo bạo và mạnh mẽ.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: nhà văn Nguyễn Trung Thành