Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai cho rằng đối với các nhà thơ, nhà văn trung đại xưa, vấn đề tâm linh xuất hiện khá phổ biến, thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm về chùa chiền, các quan niệm về Phật Giáo, hay đơn giản chỉ là về sự sống chết của con người, thế giới người sống và thế giới người chết.
Nguyễn Trãi cũng là người viết khá nhiều về chủ đề này, thể hiện trong hai tập thơ chữ Hán là Ức Trai thi tập và tập thơ chữ Nôm là Quốc Âm thi tập, trong đó Ức Trai thi tập là tập trung nhiều tác phẩm hơn cả.
Tác phẩm của ông thì nhiều, nhưng nổi trội hơn cả vẫn là bài thơ chữ Hán “ Đề Yên Tử sơn hoa Yên Tự” tạm dịch là “Đề ở chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử”, bài thơ đã làm nổi bật được tài năng của Nguyễn Trãi khi ông dùng những vần thơ của mình để họa nên một bức tranh phong cảnh khiến độc giả không thể rời mắt.
“Yên sơn sơn tự tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng”
Dịch nghĩa:
“Núi Yên Tử cao nhất trên dãy núi
Mặt trời đỏ rừng đầu trống năm canh”
Trung tâm tìm gia sư ở Biên Hòa nhận thấy Núi Yên Tử trong thơ ông là ngọn núi cao nhất, kì vĩ nhất, chùa chiền tọa lạc ở đây sẽ như chốn bồng lai tiên cảnh, cũng là nơi đầu tiên đón bình minh lên, đón những tia nắng ấm áp của ngày mới đang bắt đầu chuyển mình.
“Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung”
Dịch nghĩa:
“ Phỏng mắt trong vũ trụ, trong suốt ngoài biển xanh
Tiếng cười nói trong mây biếc”
Khung cảnh thanh bình, êm ả, tất cả đắm chìm trong sự thanh tịnh của mây trời ngút ngàn, nhìn ra xa tận ngoài biển khơi vẫn được bao bọc bởi mây trắng hiền hòa. Con người không rõ nhân dạng, chỉ nghe tiếng cười nói, có lẽ là tiếng của các sư thầy, tiểu sư phụ, thấy phong cảnh thật yên bình biết bao.
“Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không”
Dịch nghĩa:
“ Trước cửa hộ vệ có nghìn mẫu giáo ngọc sum xuê (trúc)
Đã rủ những tua hạt châu rơi xuống lưng chừng không”
Nơi này bình yên đến độ không cần phải có con người làm nhiệm vụ canh gác, thay vào đó sẽ là sự xuất hiện của những hàng trúc rậm rạp, hùng dũng đứng gác ngày đêm cho ngôi chùa, sương sớm động trên lá, chỉ cần một chút gió nhẹ cũng đủ làm lay chuyển cả khóm, làm rơi những hạt ngọc sương sớm, tinh túy của đất trời.
“Nhân miếu đương niên di tích lại
Bạch hào quang lý đỗ trùng đồng”
Dịch nghĩa:
“ Di tích vua Trần Nhân Tông còn đó mãi
Giữa bóng sáng lông mày trắng được thấy trong đôi mắt”
Tương truyền vua Trần Nhân Tông là người có tướng lạ, là mắt có hai con ngươi, biểu tượng cho sự tài giỏi, nhìn xa trông rộng. Đây cũng là nơi có di tích của vua Trần Nhân Tông.
Gia sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng qua bài thơ, ta có thể thấy được rằng Phật giáo và chùa chiền là một trong những vấn đề Nguyễn Trãi rất quan tâm, chùa chiền, các sư thầy trong nhãn quan của ông đều rất đẹp đẽ, và ông luôn bày tỏ một lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với cảnh quan và con người nơi đây.
Xem thêm : cảnh quê trong thơ Nguyễn Trãi