trung tâm gia sư biên hòa

Bài thơ Cáo Tật Thị Chúng của Mãn Giác Thiền sư

Gia sư Biên Hòa Đồng Nai cho rằng nếu văn của những bậc Nho gia là những bài học về đạo đức Thánh hiền, gò ép theo khuôn khổ phong kiến thì văn học Phật giáo Thiền tông lại giáo huấn ta rất nhẹ nhàng, đòi hỏi sự giác ngộ trong chân tâm mỗi người. “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh bảo mọi người) của Mãn Giác thiền sư là một bài thơ như thế.

day-kem-bien-hoa-chia-se-anh-hoa-mai-no
Dạy kèm Biên Hòa chia sẻ ảnh hoa Mai nở

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Gia sư tại Biên Hòa nhận thấy con người thường sợ hãi trước bước đi của thời gian. Vì thời gian càng trôi đi, con người càng đánh mất nhiều thứ quí giá - sức khỏe, sắc đẹp, danh vọng... Nhưng thời gian lại là qui luật bất biến của tự nhiên giống như xuân qua thu đến, hoa nở hoa tàn, không gì có thể níu giữ được. Vị thiền sư cũng đã phát hiện qui luật ấy và khái quát trong hai câu thơ :”Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai”. Và sự vật theo dòng thời gian cũng sẽ có những biến chuyển, không ai có thể ngăn cản hay thay đổi được qui luật ấy. Vậy con người vì sao cứ mãi lo lắng về sự thay đổi của thời gian, hãy luôn trong tư thế an yên đón nhận, đó mới chính là sự giác ngộ giúp ta sống thoải mái, an nhàn. Thiền sư mong mọi người hãy an nhiên chấp nhận qui luật, đừng sợ hãi, cũng đừng trốn tránh thời gian vì nó cũng sẽ đến như một điều tất yếu: “Sự trục nhãn tiền quá/ Lão tòng đầu thượng lai”. Nhưng hai câu thơ cuối cùng chính là sự giác ngộ cao nhất mà vị thiền sư muốn truyền đạt.

day-kem-bien-hoa-gioi-thieu-thien-su-man-giac-toa-thien

Dạy kèm Biên Hòa thấy rằng chính sự thấu hiểu và chấp thuận qui luật chính là sự giác ngộ để đạt đến trí tuệ bát nhã.

Khi con người đã hiểu được đạo ấy thì mọi qui luật của tự nhiên không còn ảnh hưởng đến con người. Con người sẽ luôn sống được là chính mình, không sợ hãi, lo âu trước những qui luật tưởng như quá khắc nghiệt của cuộc sống. Lúc ấy, chân tâm mỗi người chính là sự tồn tại vĩnh hằng, vượt lên trên mọi sự thay đổi của tự nhiên – “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Thơ thiền vốn chuộng vẻ đẹp vô ngôn, kiệm lời nhưng hàm ý sâu xa vì thơ thiền muốn khơi gợi sự giác ngộ của mỗi người với đạo. Mãn Giác thiền sư đã chắt chiu tinh túy cuộc đời tu tập của mình trong một bài thơ ngắn để chỉ bảo cho mọi người về qui luật ở đời: Hãy luôn sống an nhiên tự tại hòa hợp với qui luật tự nhiên, đừng lo sợ trước sự thiên biến của cuộc đời, chỉ có sự giác ngộ của chân tâm mới là giá trị vĩnh hằng mà ta phải hướng đến.

gia-su-tieng-anh-o-bien-hoa

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Bài giảng Cáo tật thị chúng

Cáo tật thị chúng viết theo thể thơ gì

Cáo tật thị chúng nghĩa là gì

Cáo tật thị chúng SGK

Cáo tật thị chúng thể loại gì

Cáo tật thị chúng soạn bài

Mãn Giác Thiền sư

Bình giảng bài thơ Cáo tật thị chúng

Ý nghĩa bài thơ Cáo tật thị chúng

Cáo tật thị chúng chữ Hán

Bài thơ Cáo tật thị chúng

Tiểu luận Cáo tật thị chúng

Tính vô ngã trong bài thơ Cáo tật thị chúng

Xem thêm: cảm nhận về nhà thơ Xuân Diệu
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo