Nội dung
Ông tên khai sinh là Phan Văn Lan, biệt hiệu là Sào Nam, quê ở huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Ông là một trong những ngọn cờ đầu tiên của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong khoảng hai mươi lăm năm đầu của thế kỉ hai mươi. Phan Bội Châu nổi tiếng là thần đồng khi mới mười ba tuổi đã đỗ đầu huyện, mười sáu tuổi đỗ đầu xứ và ba mươi ba tuổi đỗ giải Nguyên trường Nghệ An. Ông luôn nung nấu ý chí giải phóng dân tộc. Năm mười bảy tuổi, Phan Bội Châu đã viết kịch “Bình Tây Thu Bắc”. Chính vì vậy, ông được người đời biết đến không chỉ là một danh sĩ lỗi lạc mà còn là nhà cách mạng Việt Nam hoạt động sôi nổi vào thời kỳ Pháp thuộc.
Ông đã thành lập nên Duy Tân hội để sang Nhật cầu viện, phát động phong trào Đông Du nổi tiếng mà ngày nay chúng ta được học.
Về sự nghiệp văn học, Phan Bội Châu được đánh giá là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỉ hai mươi. Ông sáng tác nhiều thể loại, cả chứ Hán lẫn chữ Nôm. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Tác phẩm biên khảo, thi ca: Ký niệm lục; Vấn đề phụ nữ; Luận lý vấn đáp; Sào nam văn tập; Hậu Trần dật sử – Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 1996; Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: Nhà xuất bản Xuân Thu, 1986; Phan Bội Châu Niên Biểu – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971; Phan Bội Châu Toàn Tập – Huế: Nhà xuất bản Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001; Trùng Quang Tâm Sử Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1971 Việt Nam Quốc sử khảo (1909); Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn: Nhà xuất bản Tân Việt, 1950; Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??); Việt Nam vong quốc sử (1905); Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)….
Văn chương của Phan Bội Châu thể hiện sự nhiệt tình yêu nước, có ảnh hưởng sâu rộng trong suốt một phần tư thế kỉ. Ông đã có nhiều cách tân với loại hình sáng tác mang tính chất tuyên truyền, cổ động.
Bối cảnh thời đại lúc bấy giờ là tình hình chính trị của đất nước vô cùng đen tối, thực dân Pháp ra sức xâm lược và phong trào Cần Vương bi dập tắt. Văn bản này được sáng tác vào năm 1905, khi Phan Bội Châu nhận được nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cán bộ cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng tứ thơ vô cùng hiện đại, mang được cả tinh thần thời đại, của một nhà Nho tiến bộ.
Với bút pháp ước lệ và phóng đại của lối thơ tỏ chí cổ điện và ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ, lãng mạn; giọng điệu hào hùng; nhịp thơ, lối dùng từ ngữ mang tính chất quyết liệt thể hiện được dấu ấn cá nhân của Phan Bội Châu. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” đã thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đã và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. Bài thơ vì thế có ý nghĩa mở đầu cho công cuộc giải phóng dân tộc, đặt nền móng cho con đường giải phóng dân tộc, đánh tan giặc ngoại xâm để giành lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Thời gian đã trôi qua, vạn vật có nhiều đổi thay, nhưng tinh thần và ý chí của bài thơ vẫn còn mang những giá trị cao đẹp, trường tồn. Nó đã trở thành nguồn động lực vững bền, là kim chỉ nam soi đường cho mỗi chúng ta – những người trẻ hôm nay trên con đường thực hiện nghĩa vụ của mình với thời đại mới: kiến tạo, bảo tồn và dựng xây tổ quốc vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đó chính là tinh thần bất diệt, là giá trị sâu sắc mà nhà thơ Phan Bội Châu muôn gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
xem thêm: giới thiệu nhà văn Sô – Lô – Khốp