Nội dung
Ông sinh ra trong một gia đình lao động nghèo thuộc vùng Sông Đông. Ông đã từng tham gia thế chiến thứ hai và tích cực tham gia vào những hoạt động khác nhau của xã hội nên được phong tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô. Vào năm 1965, Sô – lô – khốp được nhận giải thưởng Nô – ben về văn học nghệ thuật.
Về sự nghiệp sáng tác, Sô – lô – khốp có tác phẩm tiêu biểu là “Sông Đông êm đềm” - tác phẩm được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Ngoài ra Sholokhov còn có nhiều sáng tác về những người Cozakvùng Sông Đông và về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Nhận xét về ông, Bôn – đa – rép từng chia sẻ: “Ít ai có thể vượt qua Sô – lô – khốp trong việc viết về sự thật.”
Với những đóng góp và thành tựu to lớn trong sự nghiệp của mình, nhà văn Sô – lô – khốp nhận được những đánh giá rất cao cả trong và ngoài nước. Nhiều bức tượng của nhà văn đã được dựng lên ở các thành phố Nga trong đó bức tượng mới nhất được dựng ngày 25 tháng 4 năm 2007 ở Moskva. Và tên của ông đã được dùng để đặt tên cho một tiểu hành tinh trong vành đai chính.
Nghĩ đến Sô – lô – khốp chúng ta nhớ đến những tác phẩm bất hủ: Những câu chuyện sông Đông (Донские рассказы) (1925, tập truyện ngắn); Thảo nguyên xanh (Лазоревая степь) (1926, tập truyện ngắn); Sông Đông êm đềm (Тихий Дон) (1928-1940, tiểu thuyết 4 tập); Đất vỡ hoang (Поднятая целина) (1932-1960, tiểu thuyết 2 tập); Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Они сражались за Родину) (1942, phần đầu tiểu thuyết); Khoa học căm thù (Nauka Nenavisti) (1942, tập truyện ngắn); Слово о Родине (1951); Số phận một con người (Судьба человека) (1956-1957, truyện vừa); Sobranie Sochinenii (1956-1958, tuyển tập các tác phẩm gồm 8 tập); Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc (Oni Srazhalis Za Rodinu) (1959, phần tiếp theo); Po Veleniju Duši (1970)… Đó đều là những tác phẩm tiêu biểu nhận được sự đón đọc nhiệt tình từ nhiều thế hệ, đặc biệt là “Số phận con người”.
Hơn mười năm sau chiến thanh thế giới thứ hai kết thúc và cũng là quãng thời gian nhà văn nung nấu về đề tài này. Nhân đề “Số phận con người” viết về đề tài, chủ đề số phận con người lao động bình thường trong cơn bão táp của lịch sử. Đây cũng là vấn đề hàng đầu, vấn đề muôn thuở của văn học nhân loại. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối của truyện, kể về quãng đời của Xô – cô – lốp sau chiến tranh.
Tác phẩm “Số phận con người” đã thể hiện niềm cảm thương cho số phận côi cút, nhỏ nhoi của con người đi liền với đó là nỗi băn khoăn đầy âu lo, trăn trở. Qua đó, tác giả ca ngợi niềm tin vào tính cách, phẩm chất của con người nước Nga: ý chí và kiên cường. Văn bản đã nhắc nhở xã hội quan tâm tới những số phận bình thường, đặc biệt là những con người đã chịu nhiều mất mát, đau thương, những trái tim non nớt. Sô – lô – khốp đã từng chia sẻ: “Tôi mong muốn các tác phẩm của tôi giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, tâm hồn trong sáng hơn, giúp họ thức tỉnh lòng yêu thương con người, khát vọng đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.”
Với lối kể chuyện giản dị và sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn; lời trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh; truyện lồng trong truyện… tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô – lô – khốp đã khẳng định với độc giả: con người bằng ý chí và nghị lực, bằng lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai cần và có thể vượt qua những mất mát cho chiến tranh về bi kịch của số phận. Tác phẩm đã trở thành kim chỉ nam, ngọn đuốc sáng soi đường và cũng là niềm động lực to lớn giúp mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, bất hạnh để vươn lên, hướng về phía trước, đạt đến thành công và tạo ra những giá trị vững bền tốt đẹp cho xã hội. Đó chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta qua tác phẩm này.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
xem thêm: giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh