Trung tâm gia sư Biên Hòa nhận thấy đối với mỗi người nông dân Việt Nam mà nói, ngoài cây lúa là loại cây trồng quan trọng nhất, thì các loại cây lương thực hay cây ăn quả khác cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ. Vì nền nông nghiệp Việt Nam cực kì đa dạng, có một số vùng miền thì cây ăn quả là một trong những nguồn thu nhập chính của họ.
Chúng ta có thể kể ra một số đặc sản trái cây của một số địa phương như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà ở Hải Dương hay Lục Ngạn – Bắc Giang, dừa ở Bến Tre, ca cao ở Tây Nguyên,…..Văn học trung đại mặc dù các tác giả không viết quá nhiều về các loại cây ăn quả, tuy nhiên cũng có một số bài thơ hay nói về loại cây này, trong đó có nhà thơ Nguyễn Trãi.
Dạy kèm Biên Hòa cho rằng cây ăn quả được nhà thơ tập hợp lại trong nhóm bài thơ “Môn hoa mộc”, có các bài thơ như :Ba tiêu (cây chuối), cây cam đường,..Các loại cây này đều là những loại cây thân thuộc với đời sống của người nông dân. Mỗi bài thơ tác giả đều viết lên được những nét chính về hình dáng, đặc điểm của các loại cây này cho mỗi độc giả dễ hình dung. Và dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, cây ăn quả không đơn thuần hiện lên trước mắt chúng ta như một loại cây có giá trị kinh tế, mà nó còn đậm chất thơ, đậm chất lãng mạn tài hoa độc đáo riêng của Nguyễn Trãi. Như bài thơ cây chuối, tác giả đã miêu tả cây chuối đương lúc xuân thì e ấp như nàng thiếu nữ đôi mươi căng tràn nhựa sống, đẹp đẽ giữa tinh túy của đất trời. Còn e ấp, ngại ngùng bởi những tác động từ bên ngoài đến nó.
Đọc bài thơ, ta không chỉ hình dung ra được đó là một cây chuối, mà ta còn có cảm giác nhưng chính tay ta được sờ vào, được chạm vào từ thân, từ lá cho tới hoa của loại cây này. Còn với cây cam đường, có vẻ với loại cây này, tác giả đã có kỉ niệm gì đó sâu sắc với cố hương , nhìn cây cam đường tác giả lại nhớ đến một vùng đất cũ, khiến cho không những Nguyễn Trãi mà cả độc giả cũng có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động.
Tuy chiếm số lượng ít, nhưng những bài thơ về cây ăn quả cũng để lại trong lòng độc giả những ấn tượng nhất định, và càng khẳng định thêm sự toàn tài của Nguyễn Trãi.
Xem thêm: bài thơ Đất Nước trên phương diện văn hóa