Nội dung
Gia Sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng Nguyễn Thành Long là cây bút chuyện viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và đậm chất trữ tình. Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thành Long thường là những con người giàu nhiệt huyết và luôn sống hết mình cho tổ quốc. Trong đó, nhân vật anh thanh niên của tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” (được viết năm 1970 trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, được in trong tập “Giữa trong xanh”) là một ví dụ điển hình. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm đến người đọc nhiều giá trị sâu sắc.
Anh thanh niên ấy hai mươi bảy tuổi, tác giả chỉ gọi bằng ba cụm từ ấy chứ không có tên, anh công tác tại một trạm khí tượng kiêm vậy lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ làm bạn với mây mù và thiên nhiên. Anh là một người có lòng yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, điển hình nhất là việc anh đã từ bỏ thành phố phồn hoa để thực hiện lý tưởng sống của mình.
Gia Sư tại Biên Hòa nhận thấy cuộc sống của anh trên đỉnh núi cao với biết bao thiếu thốn nhưng anh lại lấy làm sang trọng, bởi anh biết rằng công việc của anh tuy nhỏ bé nhưng lại liên quan tới công việc chung của cả nước, của đồng bào. Với anh, công việc là tất cả, là niềm vui và là lẽ sống. Anh sống hết mình vì công việc, cố gắng hết sức mình cống hiến cho đất nước.
Anh thanh niên có một đời sống rất giản dị, tao nhã và thơ mộng biết nhường nào. Sống một mình trên cao người ta thường cho mình tự do, nhưng không vì thế mà anh đánh mất đi sự ngăn nắp của mình. Căn nhà ba gian lúc nào cũng sạch sẽ, bàn ghế, sổ sách…lúc nào cũng gọn gàng. Điều đó cho thấy anh đã khước từ sự cẩu thả để bản thân luôn là một con người có tính kỉ luật cao.
Gia Sư ở Biên Hòa thấy rằng, anh còn rất thích đọc sách. Anh coi chúng như bạn và tự giác học tập từ đó. Đọc sách đã trở thành một trong những thú vui tao nhã và không thể thiếu trong cuộc sống của chàng thanh niên trẻ tuổi.
Đối với mọi người, anh là một con người chân thành và cực kì hiếu khách: anh tặng bác lái xe một giỏ tam thất, giỏ trứng dành cho khách ăn trưa, tặng bó hóa cho cô gái… Không chỉ có thế, anh còn tự tay pha nước trà cho khách, trò chuyện một cách rất thân mật. Anh lấy làm vui vì có người tới thăm anh, vì ở trên cao lâu ngày, anh mắc chứng “thèm người”.
Công việc tuy khó khăn vất vả nhưng anh luôn cảm thấy mình thật bé nhỏ so với người khác, anh còn nghĩ mình không là gì so với người bạn của anh đang công tác trên đỉnh Phan-xi-păng. Khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ anh, anh lại thấy mình thật không xứng đáng vì quanh anh còn nhiều người xứng đáng hơn như ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học về sét. Phải chăng vẻ đẹp ấy chính là vẻ đẹp của một lối sống quên mình mà nhà thơ Tố Hữu đã phải trăn trở:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Gia Sư Biên Hòa cho rằng tác phẩm thành công với tình huống truyện đọc đáo, hấp dẫn, cách miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ mộc mạc và giản dị. Thông qua anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” , phải chăng tác giả Nguyễn Thành long như muốn khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng của biết bao con người từ mọi miền đất nước bất kể ngành nghề, tuổi tác hay giới tính. Đó là những con người cần mẫn ,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng ta cần phải trân trọng và hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân để không chỉ làm đẹp cho chính mình mà còn làm giàu cho xã hội. Ý nghĩa của cuộc sống phải chăng cũng là thế?
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: cảm nhận về phần hai của bài thơ Nói Với Con