trung tâm gia sư biên hòa

Cảm nhận vẻ đẹp Sông Hương

Gia sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng Huế là thành phố mộng mơ và xinh đẹp

Nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn thuộc mọi thế hệ. Viết về quê hương thân thương của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xúc cảm để tạo nên những trang thơ, trang văn thấm đấm cảm xúc. Đó chính là tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nổi tiếng được trích trong sách giao khoa lớp 12. Văn bản như một bức tranh thu nhỏ phản ánh chân thực nhất vẻ đẹp vốn có của dòng sông Hương thơ mộng.
Như gặp được người tình của mình, cô gái- sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Cuộc gặp gỡ với thành phố Huế là một cuộc hạnh ngộ đầy lãng mạn.

Gia sư tại Biên Hòa nhận thấy Sông Hương chảy “một nét thẳng thực yên tâm” khi nhìn thấy kinh thành Huế.

Huế hiện ra qua hình ảnh “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Hình ảnh nhân hóa thật đẹp: có màu trắng tinh khôi của chiếc cầu, có ánh sáng của bầu trời, có nét thơ mộng của hình dáng vầng trăng non, có cả nét duyên dáng, dịu dàng của cô gái Huế. Dòng sông không còn trăn trở, băn khoăn uốn mình liên tục nữa, vì nó “như đã tìm đúng hướng về”, như đã tìm được chính mình, tìm được “nửa kia” của mình. Dòng sông đa cảm với bao nỗi niềm đã được đất đô thành đánh thức mọi vẻ đẹp tinh hoa, nó trở nên mềm mại, dịu dàng như một cô gái kinh thành Huế.

gia-su-tai-bien-hoa-chia-se-anh-Song-Huong-nui-Ngu
Sông Hương khi chảy vào thành Huế không chỉ vui tươi hơn, mềm mại và dịu dàng còn có vẻ đẹp lãng mạn khi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, “đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Cái nhìn tài hoa, lãng mạn giàu liên tưởng, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận dòng sông Hương như một cô gái Huế e thẹn, ngượng ngùng, tình tứ mà kín đáo.

Gia sư ở Biên Hòa thấy rằng từ sông Hương xinh đẹp, nhà văn liên tưởng tới nhiều con sông trên thế giới

Như sông Xen, sông Nê-va, sông Đa-nuýp… và nhận ra điểm tương đồng giữa chúng là đều chảy giữa lòng thành phố. Nhưng sông Hương khác với các dòng sông khác là bởi vì nó vẫn giữ được những nét cổ kính, “vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được”. Tác giả đã so sánh nước dòng sông Hương với nước dòng sông Nê-va ở thành phố Lê-nin-grat, qua hình ảnh những chú chim hải âu trên những tảng băng trôi ra biển Ban-tích. Đó là những hình ảnh đẹp đánh thức những giấc mơ lộng lẫy thời tuổi dại nhưng do sông chảy quá nhanh, tác giả đã không kịp nói điều gì với những chú chim bé nhỏ… Cũng chính giây phút ấy, nhà văn “chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ” của sông Hương quê mình, ông viết “đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy… “chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”

song-huong-xu-hue
Thật phong tình khi nhà văn liên tưởng sông Hương và thành phố Huế như một cặp tình nhân, tìm kiếm, say mê rối chia tay trong lưu luyên, nhớ thương. Để cảm nhận hết món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người xứ Huế, nhà văn đã hai lần so sánh sông Hương với những dòng sông khác trên thế giới. Đó là con sông thuộc một thành phố duy nhất: “giống như sông Xen của Paris, sông Đa- nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm giữa lòng thành phố của mình…”, “… nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá…” Và có thế mới thấy yêu thêm điệu chảy lững lờ của sông Hương mang bao gợi cảm cho con người.
Sông Hương được khắc họa dưới nhiều góc độ: hội họa, âm nhạc, tình yêu. Sông Hương làm cho Huế thêm thơ mộng, sâu lắng. Huế làm nên vẻ đẹp tươi trẻ, tình tứ và cổ kính của sông Hương.
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Thu Bồn)

gia-su-o-bien-hoa(1)

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế

Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn địa lý

Vẻ đẹp sông Hương khi rời thành phố Huế

Dàn ý vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế

vẻ đẹp sông hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử dân ý

Dàn ý vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn

dàn ý vẻ đẹp sông hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử

Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn

xem thêm: giới thiệu nhà thơ Tản Đà

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo