Nội dung
Góp phần làm phong phú thêm cho mảnh đất này phải kến đến thi nhân Tản Đà. Bằng những cảm hứng nghệ thuật tươi mới, sáng tạo độc đáo, ông đã viết nên bài thơ bất hủ “Hầu Trời”.
Tản Đà sinh năm 1889, mất năm 1939, tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Do làng của ông nằm gần ven sông Đà nên ông đặt bút danh cho mình là "Tản Đà" như một cách tưởng nhớ và thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu đậm.
"Trùm non Tản, tóc ông mây trắng
Rợn sông Đà, những sóng thơ ông
Không theo thói thường, tự tạo thói "ngông"
Gọi gió lớn, cánh chim bằng chín vạn
Hờn dỗi với đời, miệng luôn kêu "chán"
Nhưng trong lòng chở nặng yêu thương"
(Trần Lê Văn)
Tuy cuộc đời ông có nhiều lận đận nhưng lại rất phong tình, tài hoa và phóng khoáng. Ngay từ khi mới năm tuổi, Tản Đà đã nổi tiếng với tài làm thơ vang danh khắp vùng này. Lớn hơn một chút, khi mới mười lăm tuổi, ông làm chủ tờ báo của riêng mình với nhiều sáng tác mới mẻ cả chữ quốc ngữ lẫn chữ Hán, trở thành ngôi sao sáng chói trên văn đàn.Thơ ca Tản đà thường dùng để bày tỏ chí khí, hàm súc và ít tính chất tự sự, biểu tượng cho cái mới. Tuy trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của cuộc đời, chứng kiến dòng chảy lịch sử của đất nước, nhưng Tản Đà vẫn giữ được cốt cách nhà Nho và phẩm chất trong sạch. "Tài cao, phận thấp, chí khí uất" là cách mà ông tự nhân xét về chính mình. Với cuộc đời và những đóng góp to lớn trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, Tản Đà được xem là người đã đánh dấu sự nhuyển mình của văn học từ thơ cũ sang thơ mới, văn học truyền thống sang văn học hiện đại, tuy vẫn còn nhiều cái cũ nhưng lại là "bình cũ rượu mới".
Về tác phẩm "Hầu trời", văn bản này được trích trong tập "Còn chơi" (1921). Bài thơ viết về đề tài: lên hầu trời trên cung đình - đề tài vốn quen thuộc trong văn chương xưa nhưng lên trời để bình luận văn chương lại rất mới mẻ, khác biệt so với thuở trước. Bài thơ có bố cục khá rõ ràng. Mở đầu bài thơ là lí do và hoàng cảnh hầu Trời, sau đó là quá trình đọc thơ, tiếp đến là nội dung về hoàn cảnh khốn khổ và cuộc thực hành "thiên lương" ở hạ giới và cuối cùng là phút chia biệt.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ phải nhắc đến thễ thơ quen thuộc thất ngôn và đề tài gần gũi. Tuy nhiên, bên cạnh cái cũ là những nét mới rất sáng tạo, thể hiện tính chất cách tân, hiện đại và mới mẻ. Đó là hình thức câu thơ thất ngôn chia khổ, số câu cố chữ không đều nhau; đề tài quen nhưng tình huống mới; giọng điệu thơ có sự chuyển biến linh hoạt theo dòng tự sự và cảm xúc của nhân vật; cách kể chuyện kết hợp mang tính chất bình dân và giọng điệu khôi hài; ngôn ngữ nôm na, bình dị; quan hệ giữa các nhân vật gần gũi và thân mật; chi tiết hài hước, hóm hỉnh; ý thức cao độ về cái tôi cá nhân của nhân vật trữ tình...Như vậy, với nhiều dấu ấn của thơ xa xưa nhưng có nhiều điểm mới mẻ của văn chương buổi giao thời, câu chuyện "Hầu trời" của nhà thơ Tản Đà đã bộc lộ về cái tôi cá nhân sâu sắc và gián tiếp khái quát quan niệm văn chương cũng như hiện thực đời sống khó khăn của người trí thức tiểu tư sản, đặc biệt là những nhà văn đầu thế kỉ hai mươi.
Tản Đà với tác phẩm “Hầu Trời” được giới phê bình văn học mọi thời đại đánh giá rất cao. Với sáng tạo nghệ thuật này, ông được xem là người đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong dòng phát triển văn chương bấy lâu. Từ sự xuất hiện của tác phẩm này, đã hứa hẹn rất nhiều sự thay đổi trong cảm hứng sáng tạo. Và thực tế đã chứng minh điều đó. Chính vì vậy, Tản Đà là một nhà thơ lớn của dân tộc có nhiều đóng góp đáng kể.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
xem thêm: giới thiệu nhà thơ Phan Bội Châu