“ In lấy chữ tao khang chi nghị
Đừng mang câu đố kị chi thường
Dây bìm cho tựa cành vàng
Trước chàng đẹp mặt, sau nàng đỡ tay
Câu “đường cái” xưa nay cũng vậy
Trai làm nên lấy bảy lấy ba
Lấy về hầu hạ nhà ta
Thêm hòe nẩy quế có là con ai
Cũng da thịt cũng tai mắt thế
Kém ta nên phận ế hoa ôi
Nghĩ tình ăn cạnh nằm ngoài
Ấm no nên xót lấy người bơ vơ
Thế mới phải phép thờ phu tử
Ấy mới là đạo xử hài hòa
Chữ “tùy” rắn khúc nghi gia
Môn đường thong thả một nhà vẻ vang”
Chẳng ai sinh ra trên đời này lại chỉ muốn làm vợ lẽ, số phận của họ cũng thật đáng thương. Vào được gia đình đàng hoàng, thì chị em vợ cả vợ lẽ ít hiềm khích là đã may mắn lắm, chứ gặp phải gia đình không ra gì, nay lo lấy lòng người này, mai lo tìm cách để đói phó người kia quả thực cũng rất mệt mỏi.
Nguyễn Trãi cũng có nhiều vợ, thế nhưng cách đối xử của ông cũng khá công bằng, ông thấu hiểu được tâm tư, tình cảm của người phụ nữ phải làm phận vợ lẽ, nên đã có bài thơ “với vợ lẽ”, thoạt nghe tựa đề, cứ ngỡ là để giáo dục, răn dạy con người ta, thế nhưng đọc kĩ lại mới biết đó là những lời tâm tình, khuyên răn kẻ ăn người ở trên đời về thân phận, chưc sắc và cách đối nhân xử thế giữa người với người.
Gia sư ở Biên Hòa cho rằng nếu đã mang là nghĩa phu thê, thì đừng đố kị, ghen ghét nhau, người vợ chẳng qua cũng chỉ biết nương nhờ vào người chồng, truyền thống bấy lâu đã thế, há chẳng nên đối xử tốt với nhau, không những đẹp mặt người chông mà trong nhà ngoài ngõ êm ấm người ta cũng trọng vọng.
Cũng có thể thấy người ta bơ vơ không nơi nương tựa, nên lấy về làm lẽ, người ta hầu hạ, đối xử tốt với ta, ắt đã phải phép thờ phu tử, ta cho họ một chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần, họ đáp trả ta bằng tất cả những gì họ có.
Sinh ra trong thời loạn, mỗi người có một số phận, nhưng có chỗ để nương nhờ lúc sa cơ, ốm đau bệnh tật vẫn là phúc đức biết bao nhiêu. Nguyễn Trãi không coi khinh vợ lẽ, mà đối với ông, tất cả đều công bằng, đều hài hòa, trong ấm ngoài êm.
Xem thêm: bài thơ Tức Cảnh Pác Pó