trung tâm gia sư biên hòa

Nhà văn Nguyễn Trung Thành

Gia sư Minh Trí Biên Hòa giới thiệu nhà văn Nguyễn Trung Thành có tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở tỉnh Quảng Nam.

Ông gia nhập vào bộ đội vào năm 1950. Năm 1951 – 1954, ông làm phóng viên báo “Quân dội nhân dân liên khu V”, chủ yếu hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên và bắt đầu sáng tác văn chương nghệ thuật. Nguyên Ngọc là tên bút danh của nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-chia-se-tac-pham-reo-cao
Về con người, ông được bạn bè nhận xét là một người trung thực và rất thẳng thắn. Nguyên Ngọc chính là nhà trí thức của núi rừng, nhà văn hóa Tây Nguyên, nghệ sĩ thực thụ của những miền rẻo cao đất nước. (Nguyễn Đăng Mạnh) Chính tính cách riêng biệt của mình mà khi đọc và cảm nhận văn chương của ông dường như ta cũng thấy được thấp thoáng phong cách độc đáo đó. Nó đã tạo nên chất riêng cho văn chương của Nguyễn Trung Thành.
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa thấy rằng về sự nghiệp văn học, ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc mà phải kể đến như: Đất nước đứng lên (tiểu thuyết); Rẻo cao (truyện ngắn, 1962); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (truyện và kí)…Tổng hợp các tất cả đủ để tạo nên một kho tàng đồ sộ và đa dạng, im đậm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Về phong cách nghệ thuật, văn chương của nhà văn Nguyễn Trung Thành luôn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Sáng tác nghệ thuật của ông luôn gắn liền với từng chặng đường, từng bước đi của lịch sử đất nước. Ông luôn đề cập đến những đề tài về vấn đề trọng đại của dân tộc và nhân dân. Bên cạnh đó, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành đều cá tính riêng và mang đậm bản chất của người anh hùng muôn đời. Họ dũng mãnh, mang nét hoang dại của núi rừng đồng thời trái tim chất chứa nỗi căm thù ngùn ngụt nhưng tâm hồn lúc nào cũng trong sáng và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm ấy. “Nguyên Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng cũng như Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Tác phẩm “Rừng xà nu” được viết vào năm 1965, khi đế quốc Mỹ ồ ạt kéo quân vào miền Nam nước ta, đặc biệt sôi sục ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ” và được đưa vào tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

trung-tam-gia-su-o-bien-hoa-chia-se-tac-pham-dat-nuoc-dung-len
Mở đầu tác phẩm và hình ảnh rừng xà nu, tuy đầy thương tích nhưng tràn trề sức sống. (đoạn 1) Tiếp theo là hình ảnh Tnu sau ba năm đi lực lượng quân giải phóng miền Nam về thăm làng Xô Man. (đoạn 2) Và sau đó là bữa cơm tối thân mật, dân làng tới thăm Tnu, cụ Mết kể lại cuộc đời Tnu – cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. (đoạn 3). Đoạn 4 là câu chuyện về cuộc đời từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng thành của nhân vật Tnu. Và cuối cùng là hình ảnh Tnu ra đi, đi về phía xa nơi cánh rừng xà nu ngập tràn và trải dài, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ trước để lại – công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy rằng Tác phẩm là một sự thành công vượt bậc của Nguyễn Trung Thành về nghệ thuật văn chương.

Không khí và màu sắc của truyện mang đậm màu sắc Tây Nguyên, thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật. Bên cạnh đó, ông đã xây dựng thành công các nhân vật vừa có cá tính sống động vừa mang phẩm chất khái quát; khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một hình tượng độc đáo tạo nên sự lãng mạn cho thiên truyện. Lời văn giàu tính tạo hình và nhạc điệu khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. Tác phẩm là lời ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân không có cách nào khác là phải cùng nhau đúng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành là ai

Nhận định về Nguyên Ngọc

Nguyễn Trung Thành định phốt chính trị

Nguyễn Ngọc nhận xét về Nguyễn Minh Châu

Các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành được mệnh danh là gì

Xem thêm: cảm nhận về cụ Mết trong truyện ngắn Rừng Xà Nu
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo