Nội dung
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan và Quách Tuấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai nhận thấy ngoài bút danh Chế Lan Viên nổi tiếng, ông còn rất nhiều bút danh khác như Thạch Hãn, Chàng Văn, Oah. Ông được nhiều người biết đến với các tác phẩm: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa đời thường, chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972),…
Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo, khác với các nhà thơ cùng thời khác. Đó là phong cách suy tư, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Ông có nhiều sáng tạo đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh trong thơ ông vô cùng phong phú, đa dạng, có sự kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng. Điều này tạo cảm giác thích thú, bất ngờ cho người đọc.
Gia sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng cũng như các nhà thơ khác trong thời kỳ Thơ mới, Chế Lan Viên luôn trăn trở, không ngừng tìm tòi cách đổi mới thơ ca Việt Nam, tìm con đường giải phóng cho tâm hồn con người khỏi khổ đau, bất hạnh. Nhưng có lẽ điều này là quá khó. Thậm chí, có một thời gian dài ông dường như im lặng (1945-1958). Phải nói trước Cách mạng tháng Tám đề tài thơ Chế Lan Viên hướng đến đó là trường thơ loạn, đúng hơn là thơ điên. Thơ ông là cả một thế giới của “trường thơ loạn”. Những gì mà người đọc cảm nhận được từ thơ của ông là kinh dị, thần bí và bế tắc của thời đại xã hội điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm. Phải chăng vì để trốn tránh với cuộc sống thực tại đầy đau thương và mất mát, ông đã tìm đến với trường thơ này để tâm trạng thoải mái hơn. Đối với ông đó không phải là trốn tránh một cách hèn nhát mà là tìm một chỗ dựa tinh thần để tạo niềm vui sống, tiếp tục hướng đến lý tưởng của cuộc đời.
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa thấy rằng và rồi cuối cùng, sau bao trăn trở tìm tòi, thơ ông đã đến được với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, có những đổi thay rõ rệt. Đó là khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Góp phần cổ vũ tinh thần, phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Tổ quốc và dân tộc kiêu hãnh tiến bước trên một chặng đường lịch sử mới. Chế Lan Viên hòa mình với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong niềm vui và hạnh phúc. Trong hoàn cảnh cuộc đời mới, hơn lúc nào hết, Chế Lan Viên càng nhận rõ hơn ý nghĩa lớn lao mà ông đã có được ở những tháng năm ông sống gắn bó với cuộc sống kháng chiến của dân tộc. Nhà thơ thấm thía hơn bao niềm hạnh phúc đang đến với mình, mọi đau thương mất mát đã qua. Vì thế, những vần thơ của nhà thơ viết về cuộc đời mới rất đỗi đằm thắm ngọt ngào.
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng Chế Lan Viên là một nhà thơ có phong cách thơ vô cùng đa dạng, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc, vượt ra khỏi giới hạn về không gian và thời gian. Có thể nói thơ ông là một tín hiệu giao cảm để từ đó lay động tâm hồn người đọc khiến họ sống có ý nghĩa hơn đối với cuộc đời.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: văn phong Thạch Lam