Nội dung
Quê ông ở tỉnh Quảng Trị- là một trong những nhà văn chuyên về bút kí và “là một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về tùy bút với lối hành văn phóng túng, nhân vật chính là cái “tôi” của tác giả, đậm chất trữ tình. “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa” (Nguyễn Tuân). Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp sáng tạo văn chương của mình, ông được người đọc bao thế hệ biết đến là một nhà văn nổi tiếng, có nhiều tác phẩm giá trị làm giàu có, phong phú thêm nền văn học nước nhà. Dù thời gian có trôi qua, con người và sự vật có đổi thay, nhưng những thành tựu mà Hoàng Phù Ngọc Tường để lại vẫn sẽ còn giữ vững một vị trí nhất định trong lòng mọi người. Đó chính là sức mạnh to lớn của những giá trị chân chính.
Cả tác phẩm dường như là cuộc hành trình tìm kiếm cho câu hỏi đầy khắc khoải “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Và cuộc tìm kiếm, lí giải cái tên của dòng sông đã trở thành cuộc tìm kiếm đầy hào hứng say mê không chỉ vẻ đẹp của diện mạo hình hài mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn và rung động. Tác giả tâm sự: “Tôi cũng đã nhiều lần theo đò, ngược sông Hương từ hạ lưu đến thượng nguồn. Và không biết bao nhiêu lần nhìn ngắm con sông. Có những lúc Huế vừa ra khỏi những cơn lũ, con sông hiện ra với vẻ bất động nhưng rồi nó lại trở về với vẻ mềm mại thường ngày… Có lẽ đó là tất cả những gì tôi đã gắn bó với Huế sau hơn bốn mươi năm nên tác phẩm dù chỉ viết trong mười ngày nhưng tôi đã nghĩ về nó bằng nửa cuộc đời mình”. Với một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, một vốn văn hóa về Huế và trước hết với một tình cảm vô cùng tha thiết với Huế, nhà văn đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng một vốn ngôn từ giàu có của mình để phát hiện, diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung ở dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một câu hỏi mở ra nội dung tác phẩm, là một cuộc hành trình tìm về cội nguồn dòng sông. Sông Hương- sông Thơm, huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người nơi đây muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử cho quê hương, đất nước. Câu hỏi ở nhan đề còn gợi cho chúng ta niềm biết ơn đối với con người đã khám phá và xây đắp nên lịch sử văn hóa cho một vùng đất.
Sông Hương vốn tươi đẹp nhưng dung nhan ấy của dòng sông thêm một lần yêu kiều qua ngòi bút của người con xứ Huế- Hoàng Phủ Ngọc Tường. Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng đó chính là cái đẹp của sự hội tụ, kết tinh nhiều chiều, nhiều góc độ: tự nhiên- con người, lịch sử- văn hóa, sự chân thật nghệ thuật và tâm hồn giàu bản sắc của tác giả. Cảm nhận và ngợi ca vẻ đẹp sông Hương cũng là sự cảm nhận và ngợi ca về vùng đất cố đô Huế, lịch sử vẻ vang của Huế và văn hóa, tâm hồn con người xứ Huế.
Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức gắn bó và yêu say đắm sông Hương, yêu đất nước tha thiết, trân trọng và giữ gìn những vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài kí, một áng văn xuôi giàu chất thơ mà ông dâng tặng cho đời.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
xem thêm: bài thơ Chinh Phụ Ngâm