trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích cảm nhận bài thơ Tức Cảnh Pác Pó

Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai cho rằng Bác Hồ không chỉ là một nhà lãnh tụ Cách mạng tài ba mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam.

Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc.

                               “Sáng ra bờ suối tối vào hang

                                Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

                                Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

                                Cuộc đời cách mạng thật là sang”

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-suoi-le-nin

Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai chia sẻ ảnh suối Lê Nin

       Tháng 6 – 1940, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Tháng 2 năm 1941, Bác về nước và chọn Pác Bó làm căn cứ để từ đây trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Hoàn cảnh sống của Bác lúc này vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Ba câu đầu của bài thơ tả cảnh sống và làm việc của Bác. Trời rét, sức khỏe yếu nhưng Bác phải ở trong cái hang nhỏ ẩm ướt, tối tăm. Khung cảnh thiên nhiên hoàn toàn hoang dã nhưng cũng đầy thơ mộng. Ở đó có suối, có núi, cái mà Bác đặt tên là suối Lênin núi Mác. Không gian sinh hoạt của Bác chia làm hai phần: một là hang, hai là suối. Hành động cũng chia làm hai: ra suối, vào hang. Thời gian biểu hằng ngày đều đặn: sáng ra, tối vào. Sáng ra bờ suối là để làm việc, tối vào hang là để nghỉ ngơi. Như vậy phải chăng là Bác sẽ thấy chán? Thực chất là Bác không hề thấy chán. Nhịp 4/3 của câu thơ Đường luật bảy chữ, nhưng lồng vào trong đó là cái đều đặn, khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Chúng ta có thể thấy phong thái ung dung, tự tại của Bác.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-nui-cac-mac

Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai chia sẻ ảnh núi Các Mác

        Ở hang đá lạnh lẽo đã đành Bác Hồ của chúng ta còn ăn uống hết sức kham khổ, thức ăn hằng ngày phần lớn là cháo bột ngô và măng rừng. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, quanh quẩn chỉ có cháo ngô và măng đắng, măng nứa, rau rừng… hết ngày này sang ngày khác, vẫn sẵn sàng nghĩa là các thứ đó luôn luôn có sẵn xung quanh. Điều này làm ta liên tưởng tới cuộc sống ở ẩn của các bậc hiền tài ngày xưa. Câu thơ như một lời bình phẩm với giọng điệu lạc quan, gần như tự hào.

        Hai câu thơ đầu tả thực, câu thơ thứ ba vừa tả thực vừa trữ tình, ở trên chưa có bóng dáng con người thì đến đây, con người đã hiện ra sống động và có hành động rõ ràng: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc của Bác là một phiến đá ven suối. Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn. Chiếc bàn đá của Bác quả là chông chênh thật vì nó chỉ là một phiến đá. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc dĩ. Nhưng hàm ý của từ chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-bac-ho

Dịch sử Đảng là một công việc hết sức quan trọng, đặt nền móng về mặt lí luận cho cách mạng Việt Nam. Người xưa ẩn sâu vào rừng núi là để khuây khỏa tâm hồn, tìm thú vui tao nhã, không vướng bận đến chuyện thế sự. Còn Bác thì khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Bác quả thực là một vĩ nhân, luôn sống vì nhân dân, đất nước.

      Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai nhận thấy nếu ở ba câu thơ đầu, niềm vui, niềm tự hào còn ẩn chứa bên trong thì đến câu thơ kết, niềm vui ấy đã bộc lộ rõ ràng qua từ ngữ, tiết tấu và âm hưởng. Cái nghèo nàn, thiếu thốn vật chất đã được chuyển hóa thành cái giàu sang tinh thần. Bác đánh giá hiện thực ấy với nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy của một triết nhân: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Câu thơ vang lên ở cuối bài như một lời cảm thán của Bác đối với cuộc đời hoạt động Cách mạng khiến bao người đọc xúc động. Có thể thấy niềm tin, niềm tự hào của Bác tỏa sáng cả bài thơ. Chính sự ra vào ung dung, tinh thần vẫn sẵn sàng, khí tiết, cốt cách vững vàng trong tình thế chông chênh đã làm nên cái sang, cái quý trong cuộc đời của con người một lòng một dạ phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nhân loại bị áp bức trên toàn thế giới.

trung-tam-gia-su-bien-hoa-dong-nai-chia-se-anh-ho-chi-minh

       Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai cho rằng bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn nhưng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ. Vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, Bác vẫn sống ung dung, thanh thản và tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó, bài thơ còn là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống đúng đắn, tích cực của một chiến sĩ cộng sản chân chính. Bản thân là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy tinh thần ấy hơn nữa.

day-kem-tieng-nhat-bien-hoa

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngắn nhất

Đoạn văn phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó lớp 8

Phân tích câu thơ: cuộc đời cách mạng thật là sang

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Mở bài Phân tích Tức cảnh Pác Bó

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó VietJack

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

cảm nhận về bài thơ tức cảnh pác bó - ngắn nhất

Việt đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận câu thơ cuối bài Tức cảnh Pác Bó

Mở bài Cảm nhận bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận 2 câu cuối bài Tức cảnh Pác Bó

Viết đoạn văn cảm nhận 2 câu thơ đầu bài Tức cảnh Pác Bó

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó ngắn

Cảm nhận về câu thơ cuộc đời cách mạng thật là sang

Viết đoạn văn cảm nghĩ từ 8 10 câu về 2 câu thơ cuối bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Xem thêm: bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo