trung tâm gia sư biên hòa

Bài thơ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn

Gia sư tại Biên Hòa thấy rằng Nhà thơ Đặng Trần Côn không rõ năm sinh, năm mất, sống vào khoảng thế kỉ mười tám.

Ông là một người của làng Nhân Mục, Thanh Trì (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), Hà Nội. Nhà nghệ sĩ này từng làm các chức Huấn đạo, Tri huyện, cuối đời nhậm chức Ngự Sử đài chiếu thời Lê Trịnh. Ông sáng tác nhiều nhưng nổi tiếng nhất là “Chinh phụ ngâm”.
Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” được nhiều người dịch, nhưng bản thành công hơn cả là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà, người làm Giai Phạm, xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Hưng Yên).
“Chinh phụ ngâm” được viết bằng chữ Hán, theo thể “đoàn trường cú” với nhưng câu dài, câu ngắn đan xen nhau. Văn bản có thể loại ngâm khúc – thể thơ trữ tình dài hơi để ngâm nga, than vãn nhằm bộc lộ tâm trạng buồn phiền, đau xót triền miên day dứt.
Về hoàn cảnh sáng tác, tập thơ “Chinh phụ ngâm” được ra đời dựa trên nhiều cơ sở. Ở cơ sở văn học, trong nền văn học nước ta có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và số phận con người. Gần thời đại Trần Côn sống còn phổ biến những bài ca dao nói đến những cuộc nội chiến thời Lê Mạc – thể kỉ mười sáu hay thời Trịnh Nguyễn – thế kỉ mười tám như:
“Kìa ai tiếng khóc nỉ non
Ấy vợ chú lính trèo hòn đèo ngang
Chém cha cái giặc chết hoang
Làm cho thiếp phải gánh lưng theo chồng…”

chinh-phu-ngam-khuc

Gia sư ở Biên Hòa cho rằng chắc chắn khi sáng tác “Chinh phụ ngâm khúc”, Đặng Trần Côn có ảnh hưởng từ nước nhà.

Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp từ nội dung và hình hình thức nghệ thuật lại từ văn học Trung Hoa. Phan Huy Chú cho rằng: “Đại lược là tác giả lượm lặt trong cổ nhạc phủ và thơ Lí Bạch mà góp lại, đúc nên thành niên.” (Lịch chiều hiến chương loại kí).
Về cơ sở hoa học, “Chinh phụ ngâm khúc” ra đời trong thời chiến tranh phong kiến liên miên. Đây là thời gian những cuộc nội chiến tạm ngưng thay vào đó là khởi nghĩa của nông dân nổi dậy khắp nơi, khiến cho các tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong phải đối phó một cách vất vả. Trong “Lịch chiều hiến chương loại kí”, Phan Huy Chú chỉ rõ động cơ sáng tác “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn: “Sách “Chinh phụ ngâm khúc” là vởi Hương Cống Đặng Trần Côn soạn. Nhân đầu đời Cảnh Hưng việc binh nổi dậy, người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra.” Như vậy, Đặng Trần Côn đã viết tác phẩm của mình trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể “đầu đời Cảnh Hưng” (tức Lê Hiển Tông 1740 – 1786) gần với một hiện tượng xã hội nổi bật “việc binh nổi dậy” và từ tấm lòng “cảm thời thế” hướng đến những nạn nhân “phải lìa nhà”. Nói khác đi, đó là từ cảm hứng hiện thực và cảm hứng nhân đạo.
Như Đặng Thai Mai nhận xét thì đằng sau những điển cố của văn chương Trung Hoa là thời cuộc xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. “Chinh phụ ngâm khúc” là “tập thơ của thời đại, tập thơ của thế kỉ mười tám” (Giảng van “Chinh phụ ngâm khúc”).
Về bố cục, các phần của “Chinh phụ ngâm khúc” được sắp xếp theo trình tự thời gian nhưng về nội dung, cảm xúc thì kết cấu của khúc ngâm theo hình thức đối xứng. Tâm điểm là cuộc sống của người chinh phụ trong thời hiện đại khi chiến tranh đang diễn ra, chờ đợi mòn mỏi theo năm tháng, hối hận vì đã để chồng ra chiến trận, sống lẻ loi, khao khát hạnh phúc lứa đôi (phần giữa là khúc ngâm). Từ thực tại đen tối đó, nàng đã nhớ lại ngày chồng lên đường khi đôi vợ chồng trẻ đang hạnh phúc (phần mở đầu) và mơ ước, hi vọng, tưởng tượng đển cảnh tượng chinh phu trở về, vợ chồng đoàn tụ (phần kết thúc). Lối kết cấu này đã làm nổi bật giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Chinh phụ ngâm khúc”.

gia-su-tai-bien-hoa-chia-se-tac-pham-chinh-phu-ngam

Gia sư Trí Đức Biên Hòa thấy rằng tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” có kết cấu độc đáo:

Đối xứng theo thời gian; đối xứng trùng điệp theo tâm trạng; đối xứng trong bố cục đoạn thơ, cấu trúc câu thơ…đã tạo nên sự hô ứng trong lời và ý kiếm làm cho câu thơ giàu tính nhạc, đắc dụng trong việc diễn ra nỗi buồn triền miên, bế tắc.
Không chỉ vậy, văn bản còn thành công ở bút pháp trữ tình đa dạng: kế hợp hài hòa giữa trữ tình và tự tình. Trong cách phô diễn tình cảm, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu được sử dụng là miêu tả tâm lý bằng hành động, sự việc. Sự già dặn trong bút pháp trữ tình của “Chinh phụ ngâm khúc” là cách chuyển hóa đối thoại và tự thoại, hướng nội trên cơ sở hướng ngoại. Ngôn ngữ dân tộc đến khúc ngâm đã chứng tỏ khả năng trữ tình dồi dào ở sự chân xác, tinh tế. Trong nghệ thuật sử dụng từ, bản hiện hành rất thành công trong việc dùng từ láy để khắc họa bằng âm thanh, những cảm xúc vốn trừu tượng và cách dùng điệp từ dể diễn tả tâm tình đau khổ nhưng thắm thiết yêu thương của con người. Đó chính là những thành công trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn.

gia-su-minh-tri-bien-hoa(1)

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Bài thơ chinh phụ ngâm

Chinh phụ ngâm thể thơ

thơ: chinh phụ ngâm khúc đoàn thị điểm

Loi bài thơ chinh phụ ngâm lớp 10

Chinh phụ ngâm full

Thơ chinh phụ ngâm lớp 10

Chinh phụ ngâm thivien

Những câu thơ hay nhất trong chinh phụ ngâm

xem thêm: cảm nhận vẻ đẹp Sông Hương
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo