Nội dung
Gia sư Minh Trí Biên Hòa thấy rằng trong xã hội phong kiến, người phụ nữ bao giờ cũng chịu nhiều bất hạnh với sự đối xử không công bằng của xã hội. Họ không có quyền được phản kháng trước sự bạo lực, sự ngược đãi của nam giới. Họ không có quyền tự do hôn nhân hay được tự quyết định cuộc đời mình. Cả cuộc đời họ đều được sắp đặt sẵn. Họ giống như một món hàng trong khu chợ nhộn nhịp của các thế lực cường quyền. Trước những tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ phong kiến, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ đầy mạnh mẽ. Bà đã mạnh dạn ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, từ vẻ đẹp hình thế đến phẩm chất cao quí bên trong qua bài thơ Bánh trôi nước.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Gia sư Minh Trí Biên Hòa nhận thấy tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước thân thuộc bình dị, Hồ Xuân Hương đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất và ngoại hình của người phụ nữ. “Thân em” motif bắt đằu quen thuộc trong ca dao than thân đã được tác giả Hồ Xuân Hương dùng lại với sáng tạo để tả về chiếc bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”. Đó chính là vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ xưa, sự đầy đặn và khỏe mạnh luôn là điểm hấp dẫn ở người phụ nữ truyền thống. Thế nhưng trái với vẻ ngoài tươi xinh ấy, cuộc đời họ luôn phải chịu nhiều khổ cực, đắng cay – “Ba chìm bảy nổi với nước non”.
Bởi vì số phận của họ luôn phụ thuộc vào người khác “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Lề lối phong kiến hà khắc đã bắt người phụ nữ phải chịu đựng biết bao tủi nhục, bất công, lấy một tấm chồng như giao phó cả vào tay người cả sinh mệnh và hạnh phúc của đời mình. Nhưng cuối cùng, dù cuộc sống có khắc nghiệt đến mấy thì người phụ nữ vẫn vẹn nguyên “tấm lòng son”. Đó chính là nghĩa tình sắt son, tấm lòng thủy chung đối với gia đình. Đó chính là tinh túy nhất của chiếc bánh trôi, cũng là vẻ đẹp rực rỡ nhất mà người phụ nữ truyền thống sở hữu.
Gia sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng Hồ Xuân Hương hẳn phải rất thấu hiểu lắm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì mới có thể khiến người đọc cách hàng bao thế hệ khi đọc xong vẫn không khỏi xúc động, xót thương. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi Bà Chúa thơ Nôm đã thể hiện sự đồng cảm, yêu thương đối và cảm thông với số phận của muôn người phụ nữ bị kìm hãm trong vòng phong kiến. Đúng như Dương Quảng Hàm nhận định: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ rất giàu tình cảm”.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: ca dao về ông bà