Gia Sư Ở Biên Hòa thấy rằng Nguyễn Thi là nhà văn có tâm hồn suy tư, hiểu đời hiểu người sâu sắc. Ông gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, sống ân nghĩa thủy chung với người dân nơi đây và dành tất cả tình cảm ấy lên trang sách. Nhân vật của Nguyễn Thi vừa yêu nước, thù địch lại vừa là những con người có tâm hồn bộc trực, thẳng thắn, nghĩa khí, kiên cường. Khi xúc động thì bày tỏ tâm sự bằng những câu hò, câu hát hoặc kể chuyện một cách rất tự nhiên. Trong đó, nhân vật Việt thuộc truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (sáng tác năm 1966, in trong tập “Truyện và kí”) là nhân vật thể hiện rõ nét nhất những đặc điểm đó.
Trung tâm Gia Sư Ở Biên Hòa Đồng Nai nhận thấy Việt là nhân vật chính trong truyện, anh và chị Chiến (chị ruột) là khúc sông sau của dòng sông gia đình, trong trẻo nhưng cũng đầy ghềnh thác. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Việt chỉ còn người thân duy nhất là chú Năm. Thông qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thi muốn gửi gắm đến người đọc những giá trị nội dung sâu sắc về vẻ đẹp của truyền thống dân tộc cũng như những phẩm chất cao đẹp của người dân Nam Bộ bao đời.
Tình huống của nhân vật Việt: trong một trận chiến ác liệt, Việt đã diệt được xe tang nhưng anh cũng bị thương rất nặng phải ở lại chiến trường và lạc đồng đội. Việt ngất đi rồi tỉnh lại. Mỗi lần tỉnh lại thì dòng hồi ức đứa Việt trở về ngày xưa: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, đồng đội, anh Tánh…Đây là lần tỉnh lại thứ tư của Việt, lần tỉnh lại này giúp anh nhận ra hoàn cảnh của mình, anh vẫn phân biệt được những “tiếng nổ quen thuộc” của đồng đội, những tiếng súng “thân thiết và vui lạ”. Việt vẫn sẵn sáng chiến đấu “đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng”. Anh quyết tâm về với đơn vị dù phải bò, phải lết. Việt bò đi từng đoạn, “cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo sau”.
Gia Sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng với Việt, được đánh giặc là sự sống “trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống”. thế kỉ XX trên thế giới chưa có một dân tộc nào trải qua những cuộc chinh chiến ác liệt như dân tộc ta, hết Pháp lại tới Mỹ. Ở đó, những thanh niên như Việt và Chiến coi đánh giặc là sự sống, vì “còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả”. Vì thế, “cuộc đời đẹp nhất là một cuộc chiến đánh quân thù”.
Việt đánh giặc không sợ nhưng lại sợ ma, Việt hay tưởng tượng ra những “con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài” và “thẳng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa” rồi tự hù mình, tự “thở dốc”.
Khác với Chiến, Việt tuy lớn nhưng vẫn mang vẻ tộc ngộc vô tư của trẻ mới lớn (mặc dù hai chị em hơn nhau có một tuổi). Đang bàn bạc việc nhà mà lại “ngủ quên khi nào không biết”.
Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc cũng như kể về nhân vật qua dòng hồi tưởng, tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật Việt rất giản dị, mộc mạc, kiên cường như những phẩm chất mà người Nam Bộ đã có từ lâu. Không chỉ vậy, qua nhân vật này ta còn cảm nhận được tinh thần hào sảng, anh dũng, không ngại khó không ngại khổ, tình yêu nước mãnh liệt, căm thù giặc sâu sắc và chí khí sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc trong mỗi người Việt Nam thời đó.
Gia Sư Ở Biên Hòa nhận thấy hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” chứa đựng một cái riêng rất riêng của Nguyễn Thi, nhà văn khắc họa cái cao cả, cái anh hùng nhưng không phải với màu sắc tráng lệ mà qua những sự việc, chi tiết hết sức bình dị, nhiều lúc ngộ nghĩnh và hồn nhiên. Nhân vật Việt là đại diện cho những thanh niên thời đại Hồ Chí Mình và cũng là những con người giàu lý tưởng thời đại và truyền thống gia đình – những con người vĩ đại đã làm nên một thời kì vĩ đại, một dân tộc vĩ đại và một đất nước vĩ đại. Họ chính là tấm gương sáng, bức tượng đài vững bền để mỗi chúng ta học tập và noi theo, hăng say lao động góp phần giữ gìn, bảo vệ và dựng xây đất nước trong thời đại ngày nay.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: cảm nhận về người ở và người đi trong bài thơ Việt Bắc