Nội dung
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng "Vội vàng" thể hiện quan niệm nhân sinh tích cực và mới mẻ của Xuân Diệu: sống vội vàng, gấp gáp, chạy đua với thời gian để tận hưởng hương sắc thiên nhiên và tuổi xuân cuộc đời
"Mai đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
Dòng thơ đầu với động từ "mau" đặt ở đầu đoạn thơ kết hợp dấu "!" như một lời thúc giục, giục giã mọi người: hãy mau mau hành động trước khi "ngả chiều hôm" - không còn cơ hội, hoa tàn, thời gian kết thúc. Để những câu sau hiện lên một loạt những việc cần làm.
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng những dòng đầu thi phẩm, tác giả dùng đại từ nhân xưng "tôi", nay đã chuyển thành "ta". "Ta" vừa là lời khẳng định cái tôi cá nhân cá thể giữa cuộc đời, vừa là sự thay mặt cho một thời đại, một lớp thế hệ thanh niên thể hiện thái độ sống trước cuộc đời. Dòng thơ ngắn, chỉ ba tiếng, đã diễn tả như một lời hiệu triệu, kêu gọi mọi người hãy hành động để chiến thắng thời gian. Điệp cấu trúc, điệp từ “ta muốn” năm lần tạo nên nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện khát khao tột đỉnh muốn tận hưởng cuộc sống mãnh liệt. Động từ mạnh, tăng tiến: “ôm, riết, say, thâu, chuếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn” đi liền với những hình ảnh gợi cảnh vật đang ở độ tươi đẹp nhất: “mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, một cái hôn nhiều, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, thời tươi…”
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai cho rằng Xuân Diệu như đang đứng giữa thiên nhiên đất trời với trái tim rộng mở, dang rộng vòng tay cố ôm trọn, ôm đầy, tận hưởng, một cách tuyệt đối cái đẹp của cuộc đời. Người đọc có cảm tưởng “Xuân Diệu như một con ong hút nhụy đã no nê đang lảo đảo bay đi…thi sĩ như một tình lang trong một cuộc tình đã chuếnh choáng men say.” (Nguyễn Duy Mạnh) Thế Lữ đã rất tinh tế khi viết rằng: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười tươi như một tấm lòng sẵn sàng ân ái.” Liên từ “và” được sử dụng liên tiếp ba lần trong cùng một dòng thơ – “Và non nước và mây và cỏ rạng” là một sáng tạo độc đáo. Dòng thơ tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu thơ phải lung lay. Hay nhất là dòng thơ cuối “Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào người”. “Xuân” vốn vô hình nay lại trở nên hữu hình – “ngươi”. Tính từ “hồng” tạo nên một vẻ đẹp nồng nàn, tươi thắm, căng tròn, đầy mời gọi, quyến rũ.
Chữ “cắn” rất trần thế, đỉnh cao của cảm xúc, khát khao đến tột bậc. Chữ “hỡi” đứng ở đầu câu, liền sau đó là dấu “!” vừa như lời thúc giục, lời kêu gọi đầy thiết tha. Tóm lại, phần thơ này thể hiện quan niệm sống của Xuân Diệu: sống mãnh liệt, sống đã đầy, chạy đua với thời gian để hưởng thụ hương vị cuộc đời.
HOA TIÊU
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: cảm nhận về bài thơ Ngôn chí bài 2 của Nguyễn Trãi