Nội dung
Gia sư Trí Đức Biên Hòa thấy rằng Thanh Hải là một trong những cây bút xây dựng nên nền văn học cách mạng miền Nam những năm đầu kháng chiến. Bài thờ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11/1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau khi ông qua đời.Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên quanh mình qua những vần thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời?
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Tác giả đã cảm nhận bằng thị giác, cảm nhận được mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế với những hình ảnh đặc trưng, dòng sông xanh bông hoa tím biếc. Màu sắc hài hòa dịu nhẹ, tươi thắm. Sau khi cảm nhận bằng thị giác thì tác giả dùng thính giác để nghe tiếng chim hót vang vọng cả một bầu trời, tạo sự thú vị và ngập tràn niềm vui.
Gia sư Trí Đức Biên Hòa cho rằng câu thơ kế tiếp, tác giả đã cảm nhận bằng xúc giác. Trước cảnh thiên nhiên, nhà thơ liên tưởng gợi ra hình ảnh “từng giọt long lanh rơi”, giọt âm thanh của tiếng chim hót giữa ngày mưa xuân như khiến con người càng nghe càng muốn trân trọng “tôi đưa tay tôi hứng”. Tình yêu của tác giả với thiên nhiên thật say mê và ngất ngây. Khi nhà thơ cảm nhận mùa xuân thiên nhiên xong thì ông chơt nghĩ tới mùa xuân của con người, mùa xuân không trở lại bao giờ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Mùa xuân của những người cầm súng để chiến đấu bảo vệ sự sống, đem lại sắc xuân cho xã hội. Hình ảnh ẩn dụ “lộc dắt đầy trên lưng” thể hiện vẻ đẹp của người lính trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Mùa xuân người ra đồng để lao động xã hội chủ nghĩa, hình ảnh ẩn dụ “lộc trải dài nương mạ” cũng rất cao quý vì là những đối tượng mang lại lương thực nuôi sống con người. Nghệ thuật điệp từ “tất cả như” gợi lên sự khẩn trương tưng bừng cùng không khí rôn ràng. Cả nước cùng thực hiện chiến lược và bảo vệ tổ quốc . Chính Thanh Hải cũng là nhờ thơ quân đội, cũng đã trải qua những “mùa xuân” cùng đất nước nên ông cảm nhận được thiên nhiên những ngày xuân mai đẹp và sống động thế nào.
Gia sư Trí Đức Biên Hòa cho rằng tâm niệm của tác giả muốn thể hiện nhân sinh quan nhìn lại cuộc sống của mỗi con người, nhìn lại những gì mà chúng ta đã và đang cống hiến cho tổ quốc. Là những công dân của đất nước, chúng ta đều có nghĩa vụ đóng góp những gì là tinh túy nhất, tươi đẹp nhất của đời người cho tổ quốc để xây dựng một quốc gia hùng mạnh và giàu có. Ấy vậy mà đã chẳng có câu hát:”Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.”
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: bài thơ Cáo Tật Thị Chúng của Mãn Giác