Nội dung
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước. Điểm lại một đời thơ Quang Dũng, chúng ta không thể quên bài thơ “Tây Tiến” – tác phẩm đã trở thành bất hủ và bất tử cùng với không gian, thời gian. Bởi lẽ, “Tây Tiến” là những tình cảm chân thành và xúc động nhất của nhà thơ dành cho vùng đất Tây Bắc thơ mộng và nhân dân đồng đội. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được điều đó.
Như đã nói, “Tây Tiến” là nỗi nhớ của Quang Dũng về những kỉ niệm tuyệt đẹp của tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Có thể nói, đây là những khoảnh khắc hiếm hoi để con người được thư giãn, thoải mái, cùng nhau vun đắp, dựng xây tình cảm trên bước đường hành quân đầy gian khổ và khó nhọc. Lời thơ vì thế mà tươi vui, rộn ràng nhưng cũng đầy xúc động:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu màng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”
Cảnh đêm liên hoan giữa núi rừng Tây Bắc nhưng tràn ngập ánh sáng, âm thanh. Mọi thứ như được hòa quyện với nhau làm sáng cả một vùng đất trời, khơi gợi những tình cảm giản dị mà xúc động nhất để lại những kỉ niệm sâu nặng mà mãi mãi chẳng thể quên. Bóng tối nơi rừng sâu nước độc đã không còn là điều đáng sợ nữa. Cả đất trời như sáng bừng lên, rực rỡ với muôn vàn ánh sáng của “hội đuốc hoa”. “Đuốc hoa” vốn là nến thắp trong phòng vợ chồng đêm tân hôn. Ở đây, tác giả dùng “đuốc hoa” để chỉ những ngọn đuốc như những bó hoa lửa rực rỡ. Không chỉ vậy, đêm liên hoan doanh trại còn rộn rã âm thanh với vô vàn giai điệu: “khèn lên man điệu”. Giữa khung cảnh tươi vui ấy xuất hiện hình ảnh những cô em miền Sơn Cước trẻ trung, tươi tắn trong xiêm áo rực rỡ với dáng điệu uyển chuyển, duyên dáng – “man điệu”. Cảnh đẹp như càng trở nên lung linh, rộn ràng, tình tứ, tác động mãnh mẽ đến cảm xúc của các chàng trai Tây Tiến. Họ ngỡ ngàng, thích thú trong tư thế đầy bất ngờ: “kìa em; bừng lên; tự bao giờ”. Bên cạnh đó là sự say mê, đặm đuối, bay bổng trong điệu nhạc để những người lính xây nên những hồn thơ.
.. mà còn có những tinh thần lạc quan vẫn hiện hữu và sống mãi. Suy nghĩ tích cực, hướng về phía mặt trời, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào dân, vào chính sức mình chính là nguồn động lực to lớn và vững bền nhất trong hành trang mà người lính mang ra trận. Họ biết rằng, trước mắt là biết bao gian khổ, khó nhọc đang chờ đợi: bệnh tật, ốm đau, thiếu thốn vật chất, chia xa người thân… nhưng họ không bỏ cuộc, vẫn bền gan bền chí, sẵn sang hi sinh bản thân, cống hiến tất cả cho nhiệm vụ chung của dân tộc: kiến tạo, bảo vệ và xây dựng đất nước trường tồn vững mạnh. Đó chính là biểu hiện cao đẹp nhất của người anh hùng thời loạn – những người lính Tây Tiến của một thời hào hùng, vàng son dân tộc.
Cuộc sống có thay đổi phai bạc thế nào, chúng ta vẫn cần sống và sống tích cực. Đó là tinh thần mà những người lính Tây Tiến nói riêng, thế hệ đi trước nói chung muốn gửi gắm đến chúng ta – những người của hôm nay. Xã hội bây giờ hòa bình trở lại, ngày càng hiện đại và phát triển không ngừng nghỉ, chúng ta cần phải ghi nhớ, biết ơn sâu sắc và hoàn thành tốt trách nhiệm mà thế hệ hôm qua đã để lại. Là người trẻ của thời đại mới, cá nhân tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải không ngừng nâng cao ý thức của bản thân, học tập hết sức mình, lao động hăng say để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu mạnh. Đó cũng chính là những gì Quang Dũng muốn nhắn nhủ với chúng ta thông qua tuyệt phẩm của mình: “Tây Tiến”.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: cảm nhận bài thơ Thiên Trường Vãn Võng