trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang

Gia sư Minh Trí Biên Hòa cho rằng Thơ Mới là phong trào nổi bật và tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.

Đây là giai đoạn được đánh giá là đỉnh cao trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhiều nhà thơ. Với màu sắc im đậm dấu ấn cá nhân, nhà nghệ sĩ hiện lên theo từng mảng màu riêng được gửi gắm trong từng hơi thở của tác phẩm. Và khi nhắc đến phong trào này, người đọc không thể quên hồn thơ buồn thương nhẹ nhàng, đầy phiêu lãng của nhà thơ Huy Cận. Tìm đọc tác phẩm “Tràng giang”, ta dễ dàng nhận ra được những đặc trưng cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ này.
“Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của tập “Lửa thiêng” và thể hiện chân thực nhất điệu hồn cảm xúc của Huy Cận. “Tràng giang” ra đời như “một bài thơ tình, tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm trạng”. Mở đầu là những dòng thơ thật đẹp viết về dòng sông vào buổi chiều tà đầy thơ mộng, trữ tình:
 “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp    
Con thuyền xuôi mái nước song song,    
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;    
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

phan-tich-bai-tho-trang-giang-cua-huy-can
Đọc những dòng thơ này, người đọc cứ ngỡ như lạc về một thời quá khứ tươi đẹp với những gì bình dị, cổ xưa nhất. Bởi lẽ, cái mênh mang của sông nước trong Tràng giang có một cái gì rất xưa, rất cổ điển mà vẫn là Thơ Mới. Sóng gợn lăn tăn, những con sóng lớp lớp nối đuôi nhau không dứt rồi hòa mình vào dòng chảy bất tận. Với từ “tràng giang”, không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiều dài gợi nên khung cảnh bát ngát. Điệp điệp”, “song song” tạo nên một âm vang dàn trải, gợi sự da diết của một nỗi buồn thẳm sâu. Nhìn đâu người nghệ sĩ cũng chỉ thấy những hình ảnh của cõi nhân thế bé nhỏ đơn côi gợi ám ảnh về một thân phận nhỏ nhoi, phiêu dạt, lạc loài giữ vũ trụ bao la “trăm ngả”, “mấy dòng”. Nhà thơ bộc lộ một cái tôi tự ý thức, tự thấy mình bơ vơ giữa cõi người, bé nhỏ giữa dòng đời và trở thành tha hương ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Trung tâm gia sư ở Biên Hòa thấy Huy Cận hay gợi cảnh cũ, những cảnh rất xưa, rất xa và rất vắng lặng.

Cảm hứng của thi phẩm là cảm hứng không gian, không gian được mở ra từ thẳm sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linh con người.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
  Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
  Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
   Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

trang-giang
Một không gian quạnh hiu, cô tịch được mở ra đến vô cùng vô tận. “Lơ thơ” gợi nên một sự rời rạc thưa thớt, ít ỏi của những gò đất nhỏ nhoi, mang lại trong lòng người một cảm giác hoang vắng, tiêu điều. Về hai chữ “đìu hiu”, như tác giả chia sẻ, ông tiếp thu từ hai câu thơ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:
“Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy cái buồn của Huy Cận là nỗi cô đơn khi đứng trước vũ trụ vô cùng vô tận.

Nhà thơ mượn nguyên tắc đối ngẫu của thơ Đường tạo nên một sự cân xứng trong âm điệu và mở rộng mọi chiều kích vô biên: dài – rộng – cao – sâu . Con người như không còn điểm tựa mà đứng giữa muôn trùng vạn vật, bị bủa vây bởi không gian vô thủy vô chung. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó, và nó được hoàn tất bởi cụm từ “sâu chót vót”. Dường như cái nhìn thi sĩ vươn tới đâu thì trời sẽ sâu đến đó, không dừng lại ở đỉnh trời một cách thường tình mà như xuyên vào tận đáy vũ trụ. Cảnh vật vắng vẻ, đâu đây vẳng lại tiếng lao xao “vãn chợ chiều”. Một âm thanh mơ hồ vang lên khiến lòng người xao động, cố kiếm tìm một chút gì thân quen. “Bến cô liêu” trơ trọi giữa trời mây non nước hay chính tâm hồn người nghệ sĩ lẻ loi đơn độc giữa cõi đời. Cái tôi thi nhân mang một cảm giác trống trải đơn côi mong mỏi tìm thấy một chút gì quen thuộc đem lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh giữa rợn ngợp không gian...

day-kem-bien-hoa(1)

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Lập dàn ý 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang học sinh giới

Bài thơ Tràng giang

Cảm nhận của em về 2 khổ đầu bài Tràng Giang

Lập dàn ý 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang ngắn gọn

Bình giảng khổ 2 bài Tràng giang

Cảm nhận của ảnh chỉ về khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Cảm nhận 3 khổ thơ đầu bài Tràng giang

xem thêm : giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử

 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo