Nội dung
Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Đồng Hới (nay là Quảng Bình), sinh tưởng trong một gia đình công giáo nghèo. Ông là người có cảnh ngộ khá bất hạnh: sớm mất cha tử nhỏ, sống với mẹ tại tỉnh Quy Nhơn; là công viên chức nghèo; mắc bệnh nan y, phải sống cách ly và qua đời khi đang ở độ tuổi hai mươi tám. Trên con đường sáng tác thơ ca, Hàn Mặc Tử nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn lúc mới mười bốn tuổi. Lúc mới sáng tác, ông viết thơ Đường luật sau đó chuyển sang khuynh hướng lãng mạn.
Hàn Mặc Tử có nhiều bút danh như: Phong trần, Lệ Thanh…cuối cùng đổi thành Hàn Mặc Tử. Về sự nghiệp sáng tác thơ ca, ông có các tác phẩm chính tiêu biểu như: Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật); Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời); Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên - 1938); Xuân như ý; Thượng Thanh Khí (thơ); Cẩm Châu Duyên; Duyên kỳ ngộ (kịch thơ - 1939); Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang - 1940); Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ - văn xuôi)…Đây là những tác phẩm xuất sắc, có giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo, im đậm dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ này. Bên cạnh đó, tìm hiểu về nhà thơ Hàn Mặc Tử, ta không thể bỏ qua quan niệm sáng tác mới mẻ, đó là: “Người nghệ sĩ là người nguyện suốt đời đi tìm sự lạ”; “Thi sĩ là người khát khao vô tận” (Hàn Mặc Tử - “Nghệ thuật là gì?”) Quan niệm này đã chi phối toàn bộ sáng tác của nhà thơ, là cơ sở, là chuẩn mực để Hàn Mặc Tử tự do sáng tạo. Đây cũng là tư tưởng sáng tạo độc đáo, đúng đắn của những nhà thơ chân chính.
Thơ ông luôn thể hiện tình yêu cuộc sống đến nòng cháy, yêu con người một cách nồng nàn, tha thiết và luôn tràn đầy khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn. Bút pháp lãng mạn tượng trưng và cả những yếu tố siêu thực với những sáng tạo độc đáo, những hình tượng và ngôn từ thơ đầy ấn tượng gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào – “hình ảnh của một cõi đau thương”.
Với những đóng góp to lớn cho sáng tạo nghệ thuật, Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì là và độc đáo nhất của phong trào Thơ Mới. Chế Lan Viên từng nhận xét về ông như sau: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau cái tầm thường, mực thước kia sẽ tan đi và còn lại mốt chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử.” Ông chính là “ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam.”
Hàn Mặc Tử vốn nổi tiếng với phong cách “Thơ điên”. “Thơ điên” là lối thơ điệp cảm xúc đặc thù là đau thương; hình tượng chủ thể là cái tôi li hợp, bất định; kênh hình ảnh đặc thù là những hình ảnh kì dị; mạch liên kết là dòng tâm tư bất định với những đứt nối đầy bất ngờ; lớp ngôn từ nổi bật là lớp ngôn từ cực cả.
Tác phẩm ra đời khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh nặng, không có cơ hội trở về cuộc sống đời thường bởi căn bệnh phong quái ác. Theo những người thân của Hàn Mặc Tử kể lại, bài thơ được gợi cảm xúc từ tấm bưu ảnh của một cô gái xứ Huế tên là Hoàng Cúc gửi cho thi sĩ trong những ngày bệnh tật. Văn bản được trích trong tập “Thơ điên”, thuộc phần “Hương thơm” – “đó là những vần thơ chưa dính máu”. (Hoài Thanh) Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” chưa có những đặc trưng đầy đủ của lối thơ điên nhưng cảm xúc ở đây là nỗi khát khao đã nhuốm màu đau thương và đầy uẩn khúc: mạch liên kết đứt nối, cái tôi li hợp, ngôn từ có thiên hướng miêu tả ở mức cực điểm…Bài thơ được đánh giá là kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
xem thêm: Giới thiệu về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường