Nội dung
“Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu
Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho
Chà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu
Dưới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu
Mấy người ngày nọ thi đỗ
Lá ngô đồng thuở mạt thu
(Ngôn chí bài 2)
Tấm lòng của những kẻ sĩ phải về ở ẩn muôn đời ta có thể hiểu được, đó là sự bế tắc, đôi khi tuyệt vọng trong suy nghĩ, dù cho cuộc sống của họ có an nhàn như thế nào, trong lòng họ vẫn luôn nặng nỗi ưu tư.
“Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu
Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho”
Nguyễn Trãi tự thấy mình vào một trạng thái lểu thểu, việc dùng từ láy đã nhấn mạnh thêm cái chán chường trong cả tâm hồn lẫn dáng vẻ bên ngoài, lại còn thêm “phỏng dáng đạo tiên nho”, cho thấy sự chán nản cùng cực.
“Chà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu”
Gia sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng cảnh vật và những hoạt động của con người được nói đến trong bài thơ mang lại cho ta chút gì đó cô quạnh, dù cảnh vật rất đẹp, có hoa mai của mùa xuân, có đêm trăng thanh vắng, nhưng vẫn có cảm giác cô đơn, lạc long giữa những gì quen thuộc đối với chính bản thân mình. Vẫn là thú vui tao nhã ngày thường thế những người quân tử cũng không quên dùi mài sách vở như một lẽ đương nhiên.
“ Dưới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu”
Ta đều biết con đường quan lộ của Nguyễn Trãi không suôn sẻ, bị bức ép quá nhiều khiến ông phải lui về ở ẩn, ông tự xem mình là dại dột, thế nhưng cái dại dột của ông lại mang lại cho ông một cuộc sống an nhàn, ung dung tự tại, chứ không muốn đeo gông vào cổ, đeo nhục vào người khi làm quan, làm quan mà không được trọng dụng.
“Mấy người ngày nọ thi đỗ
Lá ngô đồng thuở mạt thu”
Nguyễn Trãi lại nhớ lại những người đã từng thi cử một thời với mình, giờ cũng đã như lá về cuối thu, người còn, người mất, không dư lại được bao nhiêu.
Cuộc đời con người nhiều khi hư cát bụi, giữ nhiều làm chi, chỉ khiến lòng cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, hãy cứ an yên sống với đời, để thấy được lòng mình thanh thản đi qua một kiếp người.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: cảm nhận về bài thơ-Lời mở đầu-trong-Gia Huấn Ca