trung tâm gia sư biên hòa

Gia sư Trí Đức Biên Hòa chia sẻ hình ảnh sư thầy trong thơ Nguyễn Khuyến

Trung tâm Gia sư ở Biên Hòa cho rằng ai cũng biết đến Nguyễn Khuyến như là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông viết nhiều về cảnh đẹp nơi dân giã, bên cạnh đó ông còn viết về chùa chiền và sự xuất hiện không ít hình ảnh của các nhà sư cũng là một mảng đề tài trong sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Khuyến.

Gia sư Trí Đức Biên Hòa sẽ cùng tìm hiểu một vài bài thơ có sự xuất hiện của các sư thầy, để xem được là cái nhìn thời buổi ấy của Nguyễn Khuyến với vận mệnh đất nước, với đại cục nước nhà ra sao.

Đầu tiên có thể kể đến bài thơ “Vịnh sư”:
gia-su-tri-duc-bien-hoa-chia-se-anh-su-thay

Gia sư Trí Đức Biên Hòa chia sẻ ảnh sư thầy

“Đầu trọc lốc bình vôi
Nhảy tót lên chùa ngồi
I a kinh một bộ
Lóc cóc mõ ba hồi
Cơm chẳng cần cá thịt
Ăn rặt oản, chuối, xôi
Không biết câu tình dục
Đành chịu tiếng mồ côi”
Xưa đến nay, khi nhắc đến cửa Phật và những con người tu hành chốn đây, người ta thường dành cho họ những lời lẽ đẹp đẽ và trang nghiêm nhất, thế nhưng trong bài thơ này, Nguyễn Khuyến lại dùng những lời mang đậm tính dân giã, có thể nói là suống sã đối với họ, những từ như “đầu trọc lốc”, “nhảy tót”, “I a”, “Lóc cóc”,… qua những từ này ta có thể hiểu được phần nào thái độ của Nguyễn Khuyến đối với các bậc sư thầy, cũng là những lẽ thường tình mà nhà sư phải tuân theo đấy thôi, thế nhưng đọc vào ta lại có cảm giác châm biếm cực kì sâu cay.
Bài thơ “Cô tiểu ngủ ngày” cũng là một bài thơ mang hơi hướng chế giễu của Nguyễn Khuyến:
“Ôm tiu cắp mõ ngáy kho kho
Gió lọt buồng thiền mát mẻ cô
Then cửa từ bi cài lòng chốt
Nén hương tế độ đốt đầy lò
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác
Chim núi nghe kinh cổ gật gù
Nhắn bảo chúng sinh như muốn độ
Sẽ quỳ, sẽ niệm, sẽ nam mô”
gia-su-tri-duc-bien-hoa-voi-su-thay
Bài thơ này tác giả đã thể hiện trực tiếp thái độ của mình với một bộ phận nhà sư có dấu hiệu suy đồi đạo đức, đã xuống tóc đi tu, quy y cửa Phật nhưng trong lòng vẫn không rũ bỏ được những dục vọng ham muốn tầm thường. Không những vạch trần những thói hư tật xấu của một bộ phận nhà sư này, mà tác giả còn muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với các nhà sư, có duyên với Phật mới vào được cửa quy y, nên sống và tu hành cho phải đạo, bất cứ điều gì cũng có nghiệp báo của nó, chẳng qua là vì nghiệp báo thường đến muộn nên người ta không mấy khi đẻ ý, cứ buông thả theo đời trôi đến cuối cùng có muốn hối hận cũng không kịp nữa.

Gia sư Trí Đức Biên Hòa cho rằng hình ảnh sư thầy trong thơ Nguyễn Khuyến không xấu cũng không tốt hoàn toàn

tác giả không những chỉ ra những thói hư tật xấu mà còn cảnh tỉnh giúp con người ta hướng thiện, sống tốt hơn.
tuyen-gia-su-day-kem-tai-nha-bien-hoa
 
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Nội dung và nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến

Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên

Thơ cả Nguyễn Khuyến

Hình ảnh Nguyễn Khuyến

Thời đại Nguyễn Khuyến sống có đặc điểm gì

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Hình ảnh ngõ trúc quanh co

Đây là một trong những đặc điểm của con người Nguyễn Khuyến

Xem thêm: phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang
 
 

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo