Nội dung
Điều đó chúng ta có thể thấy rõ trong các tác phẩm của ông. Đây mặc dù không phải là đề tài xuyên suốt, nhưng ông cũng dành nhiều tâm huyết cho đề tài hoa cỏ, thiên nhiên, đặc biệt là về mảng thơ chữ Nôm.
Quốc Âm thi tập là tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi, ông đã viết nó bằng niềm tự hào về ngôn ngữ quốc gia, trong đó có phần Môn hoa mộc, là những bài thơ ông viết về hoa cỏ, cây cối thiên nhiên. Phần này gồm có 34 bài: Thơ mai, mai già, cúc I, cúc đỏ, tùng bài 1, tùng bài 2, tùng bài 3, trúc bài 1, trúc bài 2, trúc bài 3, mai bài 1, mai bài 2, mai bài 3, đào hoa thi kì 1, đào hoa thi kì 2, đào hoa thi kì 3, đào hoa thi kì 4, đào hoa thi kì 5, đào hoa thi kì 6, hoa mẫu đơn, hoàng tinh, cây thiên tuế, ba tiêu (cây chuối), cây mộc cận (hoa bông bụt), mía, cây đa già, cúc II, hoa mộc, hoa nhài, hoa sen, hòe, cây cam đường, cây trường an, cây dương.
Nhưng ở những bài thơ trong Môn hoa mộc, ông dành nhiều lời thơ đẹp đẽ ca ngợi vẻ đẹp của hoa cỏ, cây cối, vẻ đẹp không những chỉ là hình thức bên ngoài mà còn cả vẻ đẹp ẩn sâu sau mỗi cánh hoa nữa.
Cũng như các nhà thơ trung đại khác, Nguyễn Trãi cũng viết nhiều bài thơ về các loại cây hoa đặc trưng của văn học trung đại, đó là hoa mai, cây tùng, cây trúc, hoa cúc, đều là những loại cây mang tính ước lệ tượng trưng cao, và rất quen thuộc trong văn học thời bấy giờ.
Không những chỉ viết về các loại cây, hoa mang phong cách quý tộc, mà Nguyễn Trãi còn viết về những loại hoa, loại cây gần gũi với cuộc sống và tâm hồn của người nông dân Việt Nam như cây chuối, hoa bông bụt, cây dương,… đều là những loại hoa dân giã, chúng ta có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi, trong vườn, ngoài ngõ hay thậm chí là hàng rào.
Trung tâm gia sư ở Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng tâm hồn của Nguyễn Trãi có sự hòa hợp thống nhất giữa cốt cách của một nhà Nho chân chính và một lão nông luôn hướng về quê nhà, hướng về sự bình yên trong tâm hồn, điều đó ảnh hưởng đều đến phong cách sáng tác thơ của ông.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: dấu ấn tâm linh trong thơ Nguyễn Trãi