Nội dung
Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới và được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình".
Với tài năng của mình, Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Một số tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này như Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945). Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông có những chuyển biến phong phú về giọng vẻ. Nó có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983). Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Trước cách mạng, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau. Vừa yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn; chịu sự ám ảnh nặng nề của thời gian. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau. Sau cách mạng, thơ ông thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước.
Thế nhưng, dù ở giai đoạn nào thì các tác phẩm của Xuân Diệu đều có điểm chung nhất đó là luôn chứa đựng tình yêu thiết tha, rạo rực với đời, với người. Ông đến với tình yêu bằng những cảm xúc dung dị nhất, bằng những khát khao mà con người vẫn xem chúng thật tầm thường, nhưng Xuân Diệu đã bộc lộ niềm khao khát ấy mãnh liệt đến nỗi nó chẳng hề tầm thường nữa mà trở nên một thứ gì đó thật đẹp, thật quyễn rũ. Ông như đang nắm trong tay con chữ phép màu biến chuyển những ham muốn tầm thường ấy trở nên thật cao đẹp “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.
Cái chất riêng của Xuân Diệu là những suy tư chỉ có ở Xuân Diệu, những con chữ chỉ có Xuân Diệu mới dám viết. Ông chính là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, đồng thời là ngọn đèn soi sáng đem đến những quan niệm sống quý báu cho mọi người.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: giới thiệu bài thơ Việt Bắc