Nội dung
"Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên."
Hai dòng thơ có sự tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Từ láy "thăm thẳm" kết hợp từ chỉ lượng "nghìn đêm" đã vẽ nên sự bao trùm bất tận của sương dày. Đó chính là bóng tối của đêm trường nô lệ đã bao trùm toàn bộ dân tộc. Để rồi ánh sáng chói ngời từ những chiếc đèn pha sẽ được bật sáng để xé tan bóng tối, thắp sáng cho cuộc đời. Biện pháp so sánh "như ngày mai lên" đã diễn tả niềm tin bất diệt của tương lai dân tộc sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Chính niềm tin bền vững đó đã trở thành nền móng vững chắc để gây dựng nên những chiến công rung chuyển địa cầu.
Gia sư tại Biên Hòa Đồng Nai tin rằng ngày mai rồi cũng đến, niềm tin đã trở thành sự thật. Bốn dòng thơ cuối là bài ca ca ngợi chiến thắng hào hùng của toàn dân tộc.
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng."
"Trăm miền" - tin vui chiến thắng đã lan tỏa khắp cả đất nước, trải dài từ Bắc đến Nam. Những địa danh được kế đến là những vùng đất đã gắn liền với các trận đánh, chiến dịch và những chiến thắng lớn của ta. Biện pháp liệt kê kết hợp với thủ pháp điệp từ "vui" đã diễn tả sâu sắc không khí rộn ràng, náo nức, chiến thắng dồn dập của nhân dân ta. Địa danh ở cả ba miền đất nước được kể ra nhưng kết thúc lại ở căn cứ Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng. Đó chính là tụ điểm của niềm vui và những chiến thắng lớn đã đánh dấu một bước ngoặt trong trang sử vàng của dân tộc.
Trung tâm gia sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng đoạn thơ đã kết thúc nhưng chiến thắng kia vẫn còn mãi, vang danh lừng lấy khắp bốn phương, tám hướng và trở thành niềm tự hào tự tôn trong tim mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, đất nước đã thái bình thịnh trị, con người đang sống ở cuộc sống hiện đại, nhưng chính những gì là quá khứ tươi đẹp ấy lại là nguồn động lực to lớn cho chúng ta không ngừng cố gắng và phấn đấu để trở những người công dân tốt, có ích với xã hội, góp sức mình mà dựng xây đất nước trường tồn vĩnh cửu. Ông cha ta đã anh dũng hi sinh quên mình để đem lại cuộc sống tự do tự tại, ấm êm như ngày nay cho ta. Ta cần phải biết ơn, ghi nhớ và hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để xứng đáng với những gì người trước để lại. Đó chính là những điều mà Tố Hữu muốn gửi gắm đến người đọc khi viết nên bài thơ "Việt Bắc" này.
HOA TIÊU
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: bài thơ Tây Tiến