Nội dung
Chính nhân dân đã kiến tạo, giữ gìn và truyền lại những giá trị vật chất và tinh thần ngàn đời này.
"Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây và hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi dánh giặc mà không sợ dài lâu..."
Hàng loạt các động từ: "giữ, truyền, chuyên, gánh theo, đắp đập, vùng lên..." đã nói lên cụ thể hành động đóng góp của họ. Để rồi với thủ pháp liệt kê tác giả nêu lên những giá trị văn hóa mà nhân dân đã kiến tạo nên. "Hạt lúa" là biểu tưởng của nền văn minh lúa nước. "Ngọn lửa" là vật khai sinh ra thời kì văn minh của nhân loại. Hai yếu tố đó là những giá trị vật chất để con người duy trì sự sống. Nhân dân còn tạo nên những giá trị tinh thần. Đó là "giọng điệu" riêng, là ngôn ngữ riêng của mổi dân tộc. Đó là "tên xã, tên làng", là nền văn hóa làng xã vốn quen thuộc. Giá trị ấy đã duy trì bản sắc riêng của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại để một lần nữa tôn vinh vai trò to lớ của nhân dân.
Từ những khám phá trên, tác giả đi đến tư tưởng cốt lõi, là điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình:
"Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại..."
Cấu trúc câu định nghĩa với hai vế song song, nhà thơ đã đem đến một cách định nghĩa mới mẻ, độc đáo về Đất Nước. Và để chứng minh cho tư tưởng đó, ông tiếp tục vận dụng ca dao. Bởi lẽ "ca dao thần thoại" - văn học dân gian là tấm gương soi chiếu cuộc sống của dân tộc. "Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi" là ca ngợi sự say đắm, mãnh liệt, thủy chung trong tình yêu.
"Yêu em từ thuở trong noi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru."
"Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội" là quý trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất.
"Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng."
"Biết trồng tre đợi ngày thành gậy" là tinh thần quyết liệt trong căm thù chiến đấu.
"Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què."
Trên đây chính là những đóng góp chân thành và khiêm nhường của nhân dân bao đời trên phương diện văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: Hoa mai trong thơ Nguyễn Trãi
HOA TIÊU