Nội dung
Trung tâm gia sư Biên Hòa thấy rằng mở đầu bài thơ "Tây Tiến" là nỗi nhớ nhung da diết về những cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà dữ dội.
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi..."
Hai dòng thơ như tiếng gọi thiết tha làm thức dậy bao kỉ niệm đẹp về một thời Tây Tiến. Bao trùm lên tất cả là tâm trạng lưu luyến, đầy bâng khuâng của tác giả. Chữ "nhớ" được lặp lại hai lần trong cùng một dòng thơ cùng với từ láy "chơi vơi" đã diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, trào dâng trong tâm hồn con người, bao trùm cả thời gian và không gian. Nỗi nhớ hiện lên như có hình, có khối, trở thành chiếc cầu tâm tưởng giúp nhà thơ bứt mình khỏi thực tại để trở về với một thời quá khứ oai hùng. Đó là thời đại của những đoàn quân Tây Tiến băng mình, vượt suối giữa đất trời sông Mã - miền Tây tổ quốc.
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Trung tâm gia sư Biên Hòa cho rằng hai dòng thơ hiện lên một Tây Bắc xa lạ, khói sương huyền ảo. Nơi đó là những địa danh xa xôi, mới lạ: Sài Khao, Mường Lát. Không gian hiện ra lung linh, huyền ảo. "Sương lấp" tạo nên cảm giác mờ mịt, khuất lấp con người. "Hoa về trong đêm hơi" gợi ra không khí hư ảo, mơ màng nhưng rất nên thơ, lãng mạn.
Đi sâu theo những con đường hành quân là dốc cao, vực sâu, cực kì hiểm trở:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm"
Dòng thơ bảy chữ mà có đến năm chữ là thanh trắc tạo nên vẻ trúc trắc, trục trặc, gập ghềnh khó đi. Bên cạnh đó, những từ láy gợi hình, gợi cảm được vận dụng một cách chính xác nhằm lột tả khung cảnh của con đường hành quân đầy gian nan. "Khúc khuỷu" là quanh co, gập ghềnh. "Thăm thẳm" gợi nên độ sâu hun hút, không thấy đáy. Chỉ một dòng thơ nhưng đã phần nào khắc họa được địa thế hiểm trở, đầy gian khổ, khó nhọc. Con đường hành quân cũng đầy hoang vu và trắc trở như đường lên xứ Thục:
"Đường xứ Thục khó di
Khó hơn cả lên trời xanh"
(Lí Bạch)
Không chỉ vậy, con đường ấy còn có những ngọn núi cao vời vợi, đỉnh núi chạm mây:
"Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
"Súng ngửi trời" là một sáng tạo ngôn từ của Quang Dũng. Đỉnh núi ca đến nỗi con người có thể chạm vào mây.
Tây Bắc không chỉ cao mà còn đèo dốc hiểm trở, vô cùng trùng điệp:
"Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"
Nhịp thơ 4-3 như bẻ đôi dòng thơ. Nghệ thuật đối lập kết hợp với từ chỉ lượng: "Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống" đã khắc họa sự hiểm trở, trùng trùng điệp điệp của những ngọn núi nơi đây. Đọc thơ "Chinh phụ ngâm", ta bắt gặp dáng vẻ đó:
"Hình khe thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao"
Ba dòng thơ hiện lên với dáng vẻ gân guốc, khỏe khoắn để dòng thơ tiếp theo lại mang đến cho người đọc cảm giác mềm mại, bình yên và ấm áp sau cuộc hành trình dài đầy gian khổ
"Nhà ai pha luông mưa xa khơi"
Dòng thơ toàn thanh bằng với hình ảnh đầy hư ảo, mờ nhòa: "mưa xa khơi" đã mở ra một không gian xa rộng dưới tầm mắt, gợi sự nhẹ nhàng, bay bổng, thư thái. Đó là con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: phân tích bài Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương