Nội dung
Trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm đc một cách nói riêng để chương thơ mới của ông đã mang lại cho bạn đọc những rung cảm thẫm mĩ mới về đất nước: Đất nước của nhân dân. Đó là bài thơ Đất nước, phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, viết năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hết sức khốc liệt mà bản thân nhà thơ trực tiếp có mặt.
Đoạn trích thâu tóm ý nghĩa của toàn bộ chương V, là sự cảm nhận về Đất nước một cách cụ thể, sâu sắc mà cốt lõi trong tư tưởng là: Đất nước của Nhân dân. Từ đó, nhà thơ bộc lộ lòng yêu quý, niềm tự hào, sự gắn bó và trách nhiệm với đất nứơc thân yêu. Tư tưởng chủ đạo này đc Nguyễn Khoa Điềm triển khai ở nhiều bình diện: Địa lí, lịch sử, văn hóa và thể hiện bằng hình thức thơ trữ tình chính luận, giọng thơ tâm tình, lời thơ dậm đà sắc thái dân gian, nhưng đặc biệt, gợi cảm, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Mở đầu khúc ca, nhà thơ đưa người đọc trở về với cội nguồn của đất nước: Đất nước có từ bao giờ? Đây là cảm nhận của nhà thơ về sự hình thành và phát triển lâu đời của đất nước. Đất nước được cảm nhận cụ thể trong những cái hằng ngày như “miếng trầu, hạt gạo”, trong những gương mặt dung dị, đời thường của nhân dân, trong mối quan hệ ruột thịt thân thương như “ông – bà”, “cha – mẹ”, ngay trong mái nhà của mỗi chúng ta cũng hiện diện dáng hình đất nước. Ẩn trong đó là tình yêu nước thiết tha, niềm tự hào về đất nước thân thương, gần gũi.
Hình ảnh thơ hàm súc, giàu chất liệu văn hóa, văn học dân gian nên có sức lắng đọng sâu sắc. Những chất liệu dân gian ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc, vừa sâu xa, kì diệu, gợi lên một hồn thiêng sông núi. Có thể nói, tư tưởng “đất nước của nhân dân” đã thấm nhuần trong từng trang thơ.
Gia sư Biên Hòa Đồng Nai thấy rằng Đất nước là những gì gần gũi, thân thương. Thân thương như mái trường ta học, như dòng sông em tắm, như đình làng, lũy tre, cây đa, bến nước – nơi lứa đôi hò hẹn. Một không gian nhỏ, chỉ hai người biết, hai người hay rất riêng tư nhưng cũng đậm đà hồn quê hương xứ sở. Đất nước còn là nơi chim về, rồng ở: Một đất nước có cội nguồn văn hóa và truyền thống lâu đời rất đỗi thân thương và tự hào như thế, chính là “Đất nước của nhân dân”.
Đất nước gắn liền với đời sống, số phận của từng cá nhân. Là sự kết tinh sâu sắc những giá trị tinh thần từ quá khứ “những ai đã khuất”, đến hiện tại “những ai bây giờ” và tương lai “yêu nhau và sinh con đẻ cái”. Đặc biệt, mỗi thế hệ, mỗi cá nhân, đều gắn bó với đất nước, nhất là trách nhiệm của thế hệ hôm nay vô cùng nặng nề nhưng vinh quang: Chúng ta vừa phải gánh vác những công việc nhọc nhằn mà ông cha giao lại, vừa phải “dặn dò con cháu chuyện mai sau”. Lời thơ trong sáng, ấp ủ niềm tin giữa những ngày đánh Mĩ của nhà thơ thật cao đẹp và đáng quý.
Gia sư Biên Hòa Đồng Nai nhận xét đoạn trích Đất Nước đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, đặc biệt là tử tưởng: “ Đất nước của nhân dân”. Cảm nhận về đất nước tản mạn mà thống nhất, sâu sắc, tràn đầy niềm kính yêu, tự hào của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Lời thơ lấp lánh màu sắc của huyền thoại dân gian, vừa lung linh vẻ đẹp trí tuệ, vừa thiết tha cảm xúc, tạo nhiều âm vang trong lòng người đọc.
Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :
Xem thêm: quan niệm nhân sinh trong bài thơ Vội Vàng